Nhiều khách nước ngoài, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc có hành vi trộm cắp trên các chuyến bay đi đến Việt Nam bị phát hiện và xử lý.

1 chuyến bay phát hiện 2 tên trộm 

Trên chuyến bay BL160 của Jetstar Pacific từ Hà Nội đi Hồng Kông ngày 23/7, tổ tiếp viên hiện khách Trung Quốc tên là Yue Ting mua vé ghế 17D, nhưng lại để hành lý ở khu vực ghế 14D.

Sau khi máy bay cất cánh, Yue Ting đã tự chuyển chỗ xuống ghế 22C, sau đó đi toilet và chuyển xuống ghế 31C.

Lợi dụng lúc hành khách nghỉ ngơi, Yue Ting lên khu vực để túi của mình nhưng lại lục lọi hành lý của người khác. Tiếp viên thấy người này hành động bất thường nên lại gần hàng ghế 14D hỏi nhỏ những hành khách xem có mất đồ gì không. Một hành khách cho biết bị mất 1 dây chuyền vàng để trong túi.

Do đã quan sát từ trước nên tiếp viên đã gọi Yue Ting lại và hỏi: Có lấy sợi dây chuyền của khách không?

Yue Ting một mực trả lời: Không lấy.

Chỉ khi phi hành đoàn nói nếu không khai nhận sẽ báo cho cảnh sát, Yue Ting mới thừa nhận: Sau khi lấy sợi dây chuyền của khách đã giấu trong tolet.

Khi tiếp viên kiểm tra, Yue Ting đã quấn sợi dây chuyền vào giấy vệ sinh và “ém” vào thùng rác chờ khi sắp hạ cánh sẽ lấy ra trước khi xuống máy bay.

Cũng trên chuyến bay này, một hành khách người Trung Quốc khác lấy túi của khách đi cùng chuyến bay về vị trí của mình ngồi để lục lọi lấy trộm 10 triệu đồng.

Lấy tiền xong, đối tượng đem túi lại vị trí cũ để như chưa có chuyện gì xảy ra.

Khi máy bay sắp hạ cánh thì một hành khách báo mất tiền.

Tiếp viên quan sát và gọi đối tượng lại nói rõ nếu không nhận sẽ bàn giao cho cảnh sát sân bay Hồng Kông xử lý. Cuối cùng đối tượng thừa nhận hành vi trộm cắp.

Ngay khi chuyến bay hạ cánh, phi hành đoàn đã bàn giao 2 tên trộm người Trung Quốc cho nhà chức trách hàng không tại sân bay Hồng Kông, trao trả lại tài sản cho khách.

Đa số các vụ trộm liên quan đến khách Trung Quốc

Trước đó, cũng trên chuyến bay của một hãng hàng không Việt Nam từ Mannila (Philipines) về Việt Nam, hành khách Yang Guo Liang (quốc tịch Trung Quốc) đã bị tiếp viên phát hiện lục đồ của người khác.

Cũng là hành vi trộm cắp, trên chuyến bay VN166 từ Đà Nẵng đi Nội Bài, một hành khách người Trung Quốc tên là Hu Dong Huang (SN 1985) đã lấy trộm hơn 40.000 yên của hành khách cùng chuyến.

Theo một lãnh đạo Cảng vụ hàng không, tình trạng trộm cắp trên máy bay thời gian qua chủ yếu là khách đến từ Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay, riêng Vietnam Airlines đã phát hiện 20 trường hợp khách nước ngoài trộm cắp trên máy bay.

Vietjet Air đã ghi nhận 11 trường hợp liên quan đến các hành vi hoặc có dấu hiệu trộm cắp, chủ yếu trên các chặng từ Hồng Kông, Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại.

Vietnam Airlines cho hay, hiện có loại tội phạm tổ chức trộm cắp xuyên quốc gia, chủ yếu là người Hồ Na, Hà Nam và Giang Tô của Trung Quốc.

Xử lý chưa đủ sức răn đe

Các hãng hàng không trong nước đã triển khai nhiều biện pháp an ninh để phòng ngừa nhưng tình trạng trộm cắp hành lý trên máy bay vẫn có chiều hướng gia tăng.

Nguyên nhân: Việc xử lý đối tượng trộm cắp chưa đủ mạnh để răn đe, chỉ bị trục xuất, cấm nhập cảnh Việt Nam.

Mới có 2 vụ bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam và xử lý hình sự. Trong đó có vụ Gui Xing Liang bị phạt 3 năm tù giam và Ding Ying Jun bị phạt 8 năm tù giam.

Singapore, Thái Lan... đã thực hiện biện pháp tạm giam và xử lý hình sự đối với tất cả các đối tượng trộm cắp khi có đủ chứng cứ.

Đại diện hãng hàng không trong nước kiến nghị, đối với các đối tượng trộm cắp trên máy bay, ngoài xử nghiêm theo quy định pháp luật thì Cục Hàng không Việt Nam nên đưa vào diện cấm bay trên các chuyến bay nội địa và quốc tế của các hãng khai thác đến Việt Nam.

Cảnh sát Trung Quốc diễn tập chống bạo động quy mô lớn gần Hong Kong
Mỹ muốn đặt tên lửa tầm trung ở châu Á, Trung Quốc cảnh báo "không để yên"
Khi Mỹ và Trung Quốc hướng tới một cuộc chiến trên 'mặt trận' tiền tệ

/ vietnamnet.vn