Các đơn vị thi công, lực lượng cứu hộ đã đưa ống thép xuống lòng đất để bao quanh cọc bê tông, sau đó tiếp tục khoan nhồi làm giảm áp lực ma sát đất với thành trụ rồi bơm hút đất và tiến hành dùng thiết bị chuyên dùng kéo cọc bê tông lên mặt đất.

Trưa 3/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Từ tối 2/1 đến trưa nay, các đơn vị thi công, lực lượng cứu hộ đã và đang tập trung các biện pháp kỹ thuật đưa ống thép xuống lòng đất để bao quanh cọc bê tông có cháu bé đang bị mắc kẹt bên trong.

30
Từ tối 2/1 đến trưa nay, các đơn vị thi công, lực lượng cứu hộ đã và đang tập trung các biện pháp kỹ thuật đưa ống thép xuống bao quanh cọc bê tông.

Sau khi đặt xong ống thép, lực lượng chuyên môn, cứu hộ tiếp tục khoan nhồi, làm giảm áp lực ma sát đất với thành trụ bê tông để bơm hút đất lên. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, công việc này thực hiện cho đến khi nhận thấy áp lực ma sát giảm đến điều kiện thuận lợi mới dùng thiết bị chuyên dùng kéo cọc bê tông lên mặt đất.

“Sau khi cọc bê tông được kéo lên khỏi mặt đất, lực lượng chức năng sẽ dùng thiết bị thăm dò xem cháu nằm ở vị trí nào mới tiến hành cưa cắt, đưa nạn nhân ra ngoài”, ông Bửu nói.

31
Xuyên suốt quá trình cứu hộ, các đơn vị, lực lượng đã rất nỗ lực làm việc với tinh thần cao nhất.

Quá trình giải cứu, lực lượng chuyên môn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn, do thiết bị, máy móc đều chuyển từ nơi khác đến. Còn tại hiện trường, nền địa chất cứng… Các đơn vị, lực lượng đã rất nỗ lực làm việc với tinh thần cao nhất, để đưa cháu trai ra khỏi lòng cọc bê tông.

32
Trong sáng 3/1, lãnh đạo Quân khu 9 đã đến kiểm tra, đôn đốc công việc cứu hộ.

Về tình trạng sức khỏe của nạn nhân bị lọt vào lòng cọc bê tông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận đã trải qua 3 ngày và cháu bé bị lọt vào lòng cọc bê tông có lòng trụ hẹp nên rất có thể bị đa chấn thương và tiên lượng xấu.

 

Văn Vĩnh / CAND