Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh nội dung phản ánh về việc phá rừng tự nhiên ở Quảng Ngãi để mở đường công vụ thi công cao tốc, báo cáo Phó Thủ tướng trước ngày 10/6.
- Gây ra vụ phá rừng quy mô lớn ở Thừa Thiên - Huế, lâm tặc khai gì?
- Tái diễn nạn phá rừng ở miền núi Phú Yên
- Điều tra vụ cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thuê người phá rừng
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi công văn hỏa tốc về việc Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan xác minh vụ phá rừng tự nhiên mở đường công vụ xảy ra ở xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Theo đó, văn bản hỏa tốc Văn phòng Chính phủ gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi có nội dung, từ ngày 31/5 đến 3/6, một số cơ quan báo chí đưa tin về vụ phá rừng tự nhiên tại thị xã Đức Phổ khi thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh nội dung phản ánh, báo cáo Phó Thủ tướng trước ngày 10/6.
Khu vực rừng tự nhiên bị phá ở xã Đức Phổ, Quảng Ngãi |
Trước đó, An ninh Thủ đô đã có thông tin về việc, ngày 30/3, Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi đã kiểm tra, lập biên bản hiện trường cho thấy, tuyến đường công vụ để thi công hầm số 2, 3 cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn của Tập đoàn Đèo Cả đã mở xuyên qua rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 334, xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ.
Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ đã dùng máy định vị GPS xác định vị trí rừng bị phá để mở tuyến đường dài khoảng 1km tại lô 25, 26, khoảnh 8 tiểu khu 334 thuộc dự án KfW6. Diện tích rừng tự nhiên bị tàn phá hơn 7.500m2, trữ lượng gỗ hơn 9,2m3.
Tại tiểu khu 334 trước đây có 9 hộ dân thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường tham gia dự án KfW6, đã được UBND thị xã Đức Phổ cấp sổ đỏ. Khoảng năm 2016, nhóm chủ rừng này bán toàn bộ diện tích trên cho ông Nguyễn Văn Bon ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ và sau đó ông Bon đã cho Tập đoàn Đèo Cả thuê.
Tập đoàn Đèo Cả xác nhận tuyến đường được mở để thi công hầm 2, 3 cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Việc mở đường là san gạt dựa trên tuyến đường chở lâm sản hiện hữu.
Phía Đèo Cả cũng cho biết đã thuê lại đất rừng sản xuất của ông Bon, đối chiếu bản đồ địa chính là rừng sản xuất.