Trước khi có Quỹ Bảo trì đường bộ, ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho bảo trì đường bộ khoảng 3.000 tỷ mỗi năm, khi ấy, Bộ GTVT kêu “chỉ đáp ứng 50-60% nhu cầu vốn”. Tới giờ, với khoảng 10.000 tỷ, Bộ vẫn lại “kêu” phải có 27.000 tỷ.

khi bo truong gtvt keu chuyen tien it duong xau

Ảnh: kinhtevadubao.

Trong khi đó, chất lượng đường xá thì “Tôi hầu như chưa hài lòng chất lượng duy tu của con đường nào”.

“Tôi” ở đây là đương kim Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Còn chất lượng đường, không chỉ là “chưa hài lòng” đâu. Nó ổ voi ổ gà, nó vá chằng vá đụp, nó là ao là sông, nó loang lổ da trăn, da báo.

Nhớ hồi thuyết phục nhân dân về sự hợp lý của Quỹ Bảo trì đường bộ, Bộ GTVT, ngoài chuyện la làng về thiếu tiền, cũng hứa hẹn, rằng việc thu phí chỉ làm tăng chi phí trong giá thành vận tải từ 1,5 - 2% nhưng chất lượng đường sẽ tốt lên, sẽ giảm thiểu ùn tắc, TNGT, sẽ nọ sẽ chai.

Ngay năm đầu thu quỹ, dân tình đã phải nộp 5.400 tỷ. Tới 2016, con số này đã tăng lên trên 6.300 tỷ. Năm 2017: Khoảng 7.000 tỷ. Tức là số chỉ thu từ túi dân đã gấp hơn 2 lần, chưa kể nguồn NSNN tiếp tục rót. Tính ra, trong 5 năm qua, tổng nguồn Quỹ BTĐB đạt con số khổng lồ: Hơn 43.000 tỷ, NSNN cũng cấp bổ sung hơn 14.000 tỷ đồng. Ấy thế mà “vẫn chỉ được 45% nhu cầu”.

Diện tích đường xá đã tăng gấp 3 lần kể từ 1.1.2013? Hay là vì vấn đề quản lý quỹ, hay là do công nghệ bảo trì vẫn còn quá... ”trung cổ”, thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể?

Người dân đồng ý với Bộ trưởng rằng cần phải học công nghệ bảo trì (sử dụng tái chế) của người Campuchia. Cái gì mình chưa biết, mình kém thì phải học thôi. Nhưng học đâu thì học, cũng chẳng có bài học nào có thể áp dụng khi công tác bảo trì vẫn là “quét bằng chổi, cắt cỏ bằng tay, vá đường bằng xô chậu, cuốc xẻng”.

Học đâu thì học, nhưng trước hết phải là sự chắt chiu, tiết kiệm từng đồng thuế phí của dân.

Bởi đóng phí bao nhiêu cũng vẫn là thiếu nếu những đồng tiền quỹ hình thành từ mồ hôi nước mắt ấy lại được đề nghị trích để giải quyết lao động dôi dư từ các trạm thu phí, để đề xuất xây dựng đường nông thôn, hay xây dựng 45 trạm cân tải trọng.

Tháng 5.2016, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BTĐB trung ương, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa chỉ đạo: Phải đặt sự minh bạch thu chi, sử dụng Quỹ BTĐB lên hàng đầu để người dân biết đồng tiền của mình đóng vào quỹ được chi như thế nào, đang nằm ở đâu, sử dụng ra sao. Không để người dân hoài nghi về hiệu quả hoạt động của quỹ.

Đến giờ, nói thật là người dân vẫn chờ sự minh bạch ấy, chẳng hạn để biết tiền quỹ được dùng vào việc bảo trì đường bộ chứ không phải kêu thiếu cứ kêu, trong khi lại dư tiền đem cho doanh nghiệp vay rồi mãi không đòi được.

Cách Bộ GTVT chắt chiu tiền thuế phí thế nào mới là thứ người dân muốn nghe chứ không phải là chuyện kêu thiếu tiền, kêu “chưa hài lòng” với bất cứ con đường nào.

khi bo truong gtvt keu chuyen tien it duong xau “Tôi là Bộ trưởng mà chưa có đường nào tôi hài lòng”

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã thẳng thắn đưa ra nhận xét như vậy khi đánh giá về công tác bảo trì đường ...

khi bo truong gtvt keu chuyen tien it duong xau Bộ trưởng Giao thông: Cần học Campuchia cách duy tu đường

Chia sẻ bức xúc của người dân khi mặt đường liên tục nâng cao, Bộ trưởng Giao thông đề nghị cán bộ học cách duy ...

/ Lao động