Thông tin hàng nghìn sinh viên các trường đại học danh tiếng, có điểm đầu vào cao chót vót như ĐH Y Hà Nội, Giao thông Vận tải, Bách khoa Hà Nội… bị buộc thôi học vì kết quả học tập kém đã gây sốc cho dư luận.

Sinh viên rất cần lời khuyên của cố vấn học tập. (Ảnh minh họa: Hải Nguyễn).

Việc hàng nghìn sinh viên bị đuổi học tạo ra cú sốc lớn đối với các em và người thân, gây lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc, công sức cho gia đình và xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nói trên. Có ý kiến cho rằng lỗi trước hết thuộc về nhà trường, khâu cố vấn học tập đã không làm tốt nhiệm vụ, không có chương trình tư vấn, cảnh báo và hỗ trợ hiệu quả cho sinh viên.

Nguyên nhân thứ hai là do sinh viên sống xa nhà, không có sự quan tâm kèm cặp thường xuyên của bố mẹ, sa đà vào game, sống thử, buôn bán hàng đa cấp, tệ nạn xã hội… bỏ bê học hành.

Các tổ chức như đoàn thanh niên, hội sinh viên, ban quản lý ký túc xá…chưa làm tốt vai trò tập hợp, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác, đó là phải xem lại nền giáo dục phổ thông. Một thực tế là nhiều sinh viên thuộc diện tuyển thẳng, học sinh trường chuyên, có điểm đầu vào gần như tuyệt đối… vẫn phải bị buộc thôi học.

Giáo dục phổ thông hiện nay, về cơ bản, vẫn quá khác biệt so với đào tạo đại học, dẫn đến các em không thể thích nghi và bị loại. Bệnh thành tích vẫn còn nặng nề ở giáo dục phổ thông. Học sinh được đánh giá chủ yếu ở điểm số, mà rất yếu kém về kỹ năng.

Ngay cả nhiều học sinh điểm cao, cũng không thực chất. Điểm cao vì “ngoan”, “thuộc bài” chứ chưa hẳn đã là thông minh, sáng tạo. Ngay cả nhiều cuộc thi học sinh giỏi cũng không thực chất, do các em đã biết được định hướng đề trước. Vẫn còn tình trạng “đọc – chép” trong dạy học.

Học sinh không được khuyến khích về ý thức tìm tòi, sáng tạo, phản biện, tự học. Từ sáng đến tối mịt, hết học chính khóa rồi học thêm. Phương pháp chủ yếu của dạy thêm là “đọc – chép”. Như lãnh đạo của một số trường thừa nhận, học sinh trường chuyên được điểm rất cao cho tất cả các môn, nhưng nhiều môn đã được ưu ái.

Đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn “một bộ phận không nhỏ”, trung thành tuyệt đối với kiến thức trong sách giáo khoa, từ năm này qua năm khác.

Khâu hướng nghiệp cũng rất có vấn đề, khi mà hầu như tất cả những em học tốt nhất đều được định hướng vào trường Y, quân đội, công an, với ý đồ áp đặt và thực dụng từ người lớn, mà không quan tâm tới sở trường, nguyện vọng, đam mê, tư chất của trẻ.

Từ hiện tượng hàng nghìn sinh viên rơi rụng, thiết nghĩ, cần nhìn ra cái gốc của vấn đề, là những bất cập quá lớn của giáo dục phổ thông.

PGS Phạm Xanh: "Nên trả lại nhà cho gia đình ông bà Trịnh Văn Bô"

Chia sẻ với Dân Việt, PGS.TS.NGƯT Phạm Xanh - Khoa Lịch sử (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia ...

Thủ tướng Trudeau ngồi cà phê vỉa hè Sài Gòn

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngồi quán cà phê vỉa hè chiều nay sau khi tới thăm sở giao dịch chứng khoán và đại học ...

Đại học công lập ở Mỹ có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chỉ 4%

Theo thống kê của The Fiscal Times, nhiều trường đại học công lập ở Mỹ có tỷ lệ tốt nghiệp rất thấp, chưa tới 10%. ...

(https://laodong.vn/dien-dan/khi-dai-hoc-khong-the-hoc-dai-575532.ldo)

/ Theo Đăng Trung/Lao động