Với việc tăng giá bán lẻ điện bình quân 6,08% so với giá bán hiện hành, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng giá bất ngờ có thể khiến hàng hóa tăng mạnh.
Giá điện tăng kéo hàng hóa tăng theo. Ảnh:BCT
Bắt đầu từ ngày 1.12, giá điện bán lẻ bình quân sẽ tăng lên mức 1.720,65 đồng/kWh. Nhiều người tỏ ra lo lắng bởi lẽ khi giá điện tăng, người tiêu dùng không chỉ phải chi trả thêm vài nghìn đến vài chục nghìn đồng trong biểu giá điện mà các dịch vụ ăn theo giá điện cũng tăng theo.
TS Kinh tế Nguyễn Minh Phong - nguyên trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội - cho rằng, lần tăng giá này khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ, không kịp tính toán chi phí cho phù hợp. Nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó xoay xở để bù vào số tiền điện tăng thêm mỗi tháng.
TS Nguyễn Minh Phong phân tích, điện là đầu vào của hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, chi phí đầu vào tăng lên kéo hàng hóa tăng theo. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ cộng chi phí đầu vào (điện) vào chi phí sản xuất, giá thành, tạo ra mặt bằng xã hội tăng lên.
"Tăng lên không phải theo kiểu cộng chi phí đơn giản mà theo tâm lý "tát nước theo mưa". Tức là mặt hàng này tăng một ít, mặt hàng khác tăng một ít, cuối cùng vượt cả 6,08% (đấy là chưa tính 10% VAT). Khi tăng như vậy, cộng với chi phí dịch vụ công tăng, đầu vào giá xăng dầu tăng, đến cuối năm 2017, đầu năm 2018 lạm phát sẽ tăng rõ rệt", TS Nguyễn Minh Phong phân tích.
Giá điện tăng nhiều mặt hàng tăng theo.
Đại diện Bộ Công Thương nói rằng trong lần điều chỉnh giá điện lần này, giá điện làm tăng 0,07% giá sản xuất và làm tăng 0,08% CPI trong năm 2017. Tuy nhiên, theo quan điểm của TS Phong, việc tăng giá điện vào cuối năm - thời điểm nhu cầu tiêu dùng điện rất cao, càng làm tăng nhanh mức lạm phát.
Ông Phong nói, việc tăng giá điện lần này chưa minh bạch, bởi năm nay chắc chắn giá dầu ổn định, thủy điện xả bể, cơ cấu điện như thế nào không được đề cập, Bộ Công Thương toàn tính giá than tăng, tỷ giá tăng, bù trừ lỗ.
Đánh giá về vấn đề tăng giá điện, chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long cho rằng: “Ngành điện là ngành độc quyền nên cân nhắc xem có cần thiết phải tăng giá hay không. Các đợt tăng trước, ngành điện đều có thông báo và đưa ra các phương án xin ý kiến công luận và ý kiến của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội. Tại sao lần này lại tăng một cách bất ngờ?”.
Ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ, hiện tại khâu quyết định mức giá điện chỉ có bên bán điện tham gia là EVN chứ chưa có bên mua điện tham gia.
Theo pháp luật, phương án giá điện là tài liệu mật, tuy nhiên nên có sự tham gia đầy đủ và không nên để cơ chế mật như vậy.
“Hơi bất ngờ”! Đây là chữ dùng của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, trước ... |
Điện tăng giá bất thình lình: Người dân "choáng", doanh nghiệp "kêu trời" Trước thông tin giá điện tăng bất thình lình, nhiều người tỏ ra lo lắng bởi lẽ khi giá điện tăng, người tiêu dùng không ... |
Xăng - điện "nắm tay nhau" tăng giá: Áp lực dồn nặng lên vai người lao động Giá xăng tăng liên tiếp nhiều phiên gần đây và ngày 30.11, Bộ Công Thương thông báo giá điện chính thức tăng 6,08% từ 1.12 ... |