Mới cách đây có 3 ngày thôi, Công an Quận 12 (TPHCM) đã tạm giữ 5 đối tượng đều quê ở Vĩnh Phúc, vào TPHCM tổ chức cho vay trả góp với lãi suất “cắt cổ”. Khi các con nợ hết khả năng trả thì bọn chúng đã bắt chị V – người làm trung gian giới thiệu, đưa về Quận 12 đánh đập, để ép chồng của chị này mang tiền đến chuộc.
Mới cách đây có 3 ngày thôi, Công an Quận 12 (TPHCM) đã tạm giữ 5 đối tượng đều quê ở Vĩnh Phúc, vào TPHCM tổ chức cho vay trả góp với lãi suất “cắt cổ”. Khi các con nợ hết khả năng trả thì bọn chúng đã bắt chị V – người làm trung gian giới thiệu, đưa về Quận 12 đánh đập, để ép chồng của chị này mang tiền đến chuộc.
Và tất nhiên, khoản nợ này không phải do chị V vay. Chị V chỉ là người giới thiệu cho 5 người bạn đến vay của nhóm 5 đối tượng trên.
5 đối tượng trên, có lẽ cũng nằm trong số 600 “anh chị” hoạt động cho vay nặng lãi vừa được Công an TPHCM thông tin vào chiều 1.11.2018. 600 “anh chị” này chính là những đối tượng tạo nên tình trạng hoạt động cho vay nặng lãi ngoài vòng pháp luật diễn biến một cách phức tạp trên địa bàn TPHCM. Thời gian qua, trên địa bàn thành phố, không ít bi kịch đòi nợ thuê theo kiểu giang hồ đã khiến nhiều gia đình khiếp đảm không dám ở trong chính căn nhà của mình.
Điển hình mới nhất chính là trường hợp cô giáo Ngọc Hiếu (quận Bình Tân, TPHCM) làm đơn “kính gửi mấy anh xã hội đen” xin được đi dạy như một gáo nước lạnh đối với uy lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
Hoạt động cho vay nặng lãi và tín dụng “đen” trong thời đại công nghệ 4.0 không chỉ dừng lại ở kênh gặp vay trực tiếp hay qua người trung gian nữa, mà thậm chí còn “tiện ích” tới mức không cần gặp mặt mà chỉ cần khai báo địa chỉ, nơi ở, thế chấp hộ khẩu thay vì thảo hợp đồng vay kí tá hai bên dễ trở thành bằng chứng bị cơ quan pháp luật xử lí.
Hoạt động vay nặng lãi đang dấy lên một cách mạnh mẽ bằng “lớp áo” hào nhoáng là “dịch vụ tín dụng 4.0”, “cho vay online giải ngân tức thì”… thông qua website hay các ứng dụng di động đầy tiện lợi. Đúng là mỗi đề nghị vay được xem xét và quyết định khá nhanh, nhưng mức lãi suất người vay phải chịu lại rất “khủng” – từ hàng chục phần trăm/tháng đến vài trăm phần trăm mỗi năm.
600 “anh chị” đã được xác định mới chỉ là bước đầu thôi chứ trên thực tế thì hàng nghìn, thậm chí còn hơn rất nhiều. Nhưng những “anh chị” bắt giữ người trái phép hay hành hạ con nợ như nhóm 5 đối tượng; hay tạt mắm tôm, sơn vào nhà người vay như trường hợp gia đình cô giáo Hiếu phải gánh chịu… cũng chỉ là những nhóm nhỏ lẻ, cò con.
“Anh chị” cộm cán phải kể đến các website, ứng dụng cho vay trực tuyến hay còn gọi là loại hình cho vay ngang hàng, không được pháp luật cho phép nhưng theo thông tin trên website, có đến vài triệu lượt người đăng kí vay với mức lãi suất trên trời, mới thực sự là thách thức đối với cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành.
Nạn cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê như một cơn dịch Dịch vụ cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang nở rộ tại nhiều tỉnh thành trong cả nước bởi thủ tục cho vay đơn ... |
Giang hồ Hà Tĩnh hỗn chiến vì tranh giành khách vay nặng lãi Thấy Thông từ nơi khác vào huyện Kỳ Anh kinh doanh cầm đồ, Lâm cũng mở một tiệm ở sát vách để cạnh tranh. |
Hai thanh niên cho vay nặng lãi 400% mỗi năm Nam và Thiện từ phía Bắc và Đà Lạt lập công ty tư vấn tài chính, bất động sản nhưng chỉ hoạt động cho vay ... |