Chi phí phải bỏ ra cho việc không tiêm phòng vắc -xin uốn ván cho trẻ em là rất đắt, bao gồm cả thời gian và tiền bạc.
Theo báo cáo từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ công bố, một cậu bé 6 tuổi vì không được tiêm phòng uốn ván đã vô tình nhiễm vi khuẩn này trong một lần vui chơi. Và để cứu sống được em, các bác sĩ đã phải nỗ lực suốt 2 tháng trời cộng thêm số tiền viện phí lên tới 19 tỷ đồng.
Uốn ván là do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Chính xác hơn, khi C.Tetani trong đất xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua vết thương hở và tạo ra độc tố chết người.
Độc tố này có thể nhanh chóng làm tê liệt và khiến cơ bắp của bạn bị co thắt liên tục, bắt đầu bằng hàm (gây ra hiện tượng khóa hàm). Những cơn co thắt này sau đó có thể lan đến ngực, lưng và ruột, dẫn đến gãy xương đau đớn, khó thở và thậm chí mất hoàn toàn sự kiểm soát ruột.
Trong quá khứ, vi khuẩn uốn ván từng là nỗi sợ hãi của loài người
Các chuyên gia Y tế gọi đây là một căn bệnh tàn bạo, có thể mất nhiều tháng để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Ngay cả khi được điều trị, vẫn có tỷ lệ 10% bệnh nhân tử vong.
Rất may, từ những năm 1920 vắc-xin phòng ngừa uốn ván ra đời và từ đó đến nay căn bệnh này đã biến mất khỏi các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, một cậu bé 6 tuổi ở Oregon, Mỹ đã phải nhập viện cấp cứu chỉ vì sai sót của cha mẹ.
Được biết, trong một lần chơi ngoài trang trại năm 2017, cậu bé đã bị trầy xước trán. Dù vết thương được làm sạch và khâu cẩn thận tại nhà, nhưng sáu ngày sau, cậu bé bắt đầu bị khóa và co thắt cơ. Sau đó, các triệu chứng cong lưng, cổ không thể khống chế đi kèm khó thở xuất hiện.
Cậu bé được đưa đến bệnh viện, thậm chí không thể uống nước vì không thể mở miệng. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia xác định cậu bé bị nhiễm trùng uốn ván và tiến hành điều trị. Trong 47 ngày tiếp theo, cậu bé được chăm sóc đặc biệt bằng máy thở và sử dụng các loại thuốc để kiểm soát cơn đau, huyết áp và co thắt cơ bắp. Sang ngày thứ 50, cậu bé mới có thể tập đi nhưng vẫn cần thêm 2 tuần để phục hồi hoàn toàn việc sử dụng chân tay và cơ thể.
Vì lý do nào đó, bố mẹ cậu bé 6 tuổi đã không tiêm phòng uốn ván cho con mình
Cuối cùng cậu bé 6 tuổi đã phải ở 57 ngày trong bệnh viện, với hóa đơn viện phí khổng lồ lên đến 812.000 đô la (tương đương 19 tỷ đồng), không bao gồm chi phí đi lại và chăm sóc phục hồi chức năng.
Các chuyên gia cho biết, đây là cái giá rất đắt cho việc bố mẹ em đã bỏ lỡ mũi tiêm vắc-xin uốn ván có giá 30 đô la (tương đương hơn 600.000 đồng) trước đó.
Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp uốn ván ở bệnh nhi nhỏ tuổi đầu tiên được báo cáo ở Oregon sau 30 năm. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2015, đã có 197 trường hợp uốn ván và 16 trường hợp tử vong được báo cáo ở Mỹ. Với một số trường hợp hiếm gặp, chi phí thậm chí còn đắt hơn, đạt hơn 1 triệu đô la (tương đương hơn 23 tỷ đồng) cho bệnh nhân trưởng thành.
Judith Guzman-Cottrill - một giáo sư nhi khoa cho biết: uốn ván chỉ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bị lây nhiễm chứ không phải từ người sang người như các bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, việc dựa vào những người khác để được tiêm vắc-xin, hay còn gọi là miễn dịch cộng đồng sẽ không bảo vệ bạn khỏi loại vi khuẩn này.
Vì vậy, việc tiêm vắc-xin uốn ván định kỳ cho tất cả mọi người, cộng với thuốc tăng cường, rất quan trọng để phòng bệnh. Dù phải trả một cái giá đắt nhưng rất may mắn cuối cùng cậu bé 6 tuổi đã chiến thắng tử thần và trở lại cuộc sống bình thường trước đây.
Sau khi tiêm vắc-xin ComBE Five, bé 2 tháng tuổi tử vong Sau 2 giờ tiêm vắc-xin ComBE Five, bé 2 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng khó thở, thân tím tái rồi tử vong. |
Cục trưởng Y tế dự phòng lên tiếng vụ trẻ khóc thét, tím tái sau tiêm vắc-xin ComBE Five Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng cục Y tế Dự phòng, bộ Y tế cho hay, thông tin trẻ bị khóc thét, tím tái ... |
Cận cảnh quá trình điều chế vắc-xin phòng H5N1 made in Việt Nam Mời độc giả xem quy trình sản xuất vắc-xin phòng chống đại dịch cúm gia cầm H5N1 mà Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế ... |
BÊ BỐI VẮC-XIN GIẢ RÚNG ĐỘNG TRUNG QUỐC: Trò ma bị lật tẩy Thủ đoạn bất chính của Công ty Trường Sinh: Mua các lô vắc-xin cũ của những công ty cấp thấp khác về rồi dán nhãn ... |