Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2017 của Chính phủ cho hay, kết quả kiểm toán năm 2017 đã phát hiện thừa biên chế 57.175 người trong khu vực nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ẢNH NGỌC THẮNG |
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 11.4, cho thấy công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt nhiều kết quả, song vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.
Theo báo cáo, thu chi ngân sách nhà nước năm 2017 cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Quốc hội quyết định song công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại một số địa bàn, lĩnh vực chưa quyết liệt.
Cụ thể, nợ đọng thuế năm 2017 là 73.145 tỉ đồng, tuy có giảm so với năm 2016 nhưng còn lớn (nợ thuế bằng 7,6 % tổng thu nội địa). Có 19/63 địa phương thực hiện thu tiền thuế nợ đạt thấp dưới mức 89,9 %. Qua công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành, địa phương phát hiện tình trạng chi ngân sách nhà nước sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ vẫn còn xảy ra tại nhiều đơn vị.
Đáng chú ý, theo ông Dũng, “chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn quá lớn. Một số địa phương giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp vượt định mức. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức”.
Cụ thể, số liệu từ báo cáo của Chính phủ cho hay, kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ lệ trên 50 % tổng kinh phí hoạt động của các đơn vị (khoảng 140.000 tỉ đồng), tăng 2,2 % so với năm 2016.
Bên cạnh đó, theo ông Dũng, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong năm 2017 phát hiện thừa biên chế 57.175 người trong khu vực nhà nước. Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính về công tác quản lý ngân sách nhà nước phát hiện một số địa phương giao biên chế sự nghiệp Giáo dục - đào tạo vượt định mức.
Về quản lý nợ công, Bộ trưởng Tài chính cho hay việc phân bổ, sử dụng vốn vay cho đầu tư còn dàn trải, chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao, như: dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM.
Một số dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ phát sinh rủi ro không trả được nợ, phải thực hiện tái cơ cấu tài chính, chuyển sang hình thức Nhà nước đầu tư hoặc Quỹ Tích lũy phải ứng trả thay, như: dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam của Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy.
Tới năm 2020 giảm 30 - 50 % xe công
Báo cáo của Chính phủ đặt ra nhiều chỉ tiêu tiết kiệm trong các lĩnh vực trong năm 2018, như giảm 2,5 % số đơn vị sự nghiệp công lập; thu hồi 100 % nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định.
Hạn chế mua sắm xe ô tô (trừ xe ô tô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền; không sử dụng vốn vay nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vay thương mại để mua xe ô tô công; đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán xe công, phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng 30 % - 50 % số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các bộ, ngành, địa phương...
Phát hiện thêm một hiệu trưởng nhận tiền chạy việc ở Đắk Lắk Một hiệu trưởng ở Đắk Lắk nhận 210 triệu đồng để nhận một giáo viên vào trường, hứa sẽ cho vào biên chế nhưng không ... |
Vụ chạy chọt mới được làm giáo viên: Thêm hiệu trưởng "chạy" việc 210 triệu đồng/suất Vị hiệu trưởng cũng ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) đã nhận 210 triệu đồng để "chạy" việc cho 1 cô giáo làm giáo ... |
Lương 1 triệu đồng/ tháng - vào biên chế làm gì? Dư luận không khỏi xót xa và đặt câu hỏi tại sao có giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) lại sẵn sàng ... |