Cần phải xây dựng cho được cơ chế quản lý bằng pháp luật để kiểm soát tham nhũng chứ chống tham nhũng bằng việc luân chuyển cán bộ như hiện nay là sai lầm
Chiều 9-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).
Xây 200 triệu đồng, kê 4 tỉ đồng
Góp ý dự án luật, đại biểu (ĐB) Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đưa ra cách nói ẩn dụ: "Đảng đã "nhóm lò", quần chúng sẽ "quạt lò", còn các cơ quan chức năng thực thi pháp luật sẽ bỏ cái gì vào cái "lò" ấy?". Cụ thể hơn, ông Quốc cho rằng cần phải xây dựng cho được cơ chế quản lý bằng pháp luật để kiểm soát tham nhũng. "Nếu chúng ta lấy việc luân chuyển cán bộ làm giải pháp phòng chống tham nhũng thì tôi cho rằng là sai lầm. Luân chuyển cán bộ để người đó có thể trưởng thành, đảm nhận được chức vụ thì đúng, chứ còn luân chuyển chỉ vì sợ người ta ngồi đấy thu được nhiều tiền là hạ sách" - ông Quốc nhấn mạnh. ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đồng tình khi cho rằng quy định việc kê khai tài sản chưa giải quyết được vấn đề về phòng chống tham nhũng. Gốc của vấn đề là phải có cơ chế để kiểm soát.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Cần xây dựng cơ chế để kiểm soáttham nhũng Ảnh: NGUYỄN NAM
Theo ông Phương, trong luật cũ quy định là công khai tất cả dự án đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tài chính, tài sản đấu giá... nhưng trong quá trình thực thi thì lại khác. ĐB Phương băn khoăn chuyện người ta câu kết với nhau là từ các dự án. Ban đầu "chạy" để có dự án, sau về triển khai dự án đến quyết toán dự án là khép kín trong một bộ phận với nhau. "Chúng tôi có câu chuyện, chỉ xây một ngôi nhà cấp 4 thôi mà báo cáo xin ý kiến thường trực kê lên đến hơn 4 tỉ đồng. Thường trực hỏi sao kê lên nhiều thế, họ bảo theo đúng quy định nhà nước. Nhưng thực tế cái nhà ấy xây chỉ hết khoảng hơn 200 triệu đồng" - ĐB Phương dẫn chứng.
Phải chặn tham nhũng "tuồn" cho người thân
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng hạn chế của dự thảo là chưa đề ra được giải pháp ngăn chặn cá nhân tham nhũng "tuồn" tài sản cho người thân. Bởi trong thực tế có tình trạng các "ông tham nhũng lớn" để cho anh chị em ruột hoặc cha mẹ là những cán bộ về hưu, trước đây công tác trong những ngành không có thu nhập bao nhiêu đứng tên. Bên cạnh đó, đối tượng tham nhũng lớn thường có sự móc ngoặc, câu kết nhóm lợi ích để đưa tài sản ra nước ngoài.
Theo ông Nghĩa, đã có những người Việt mua nhà ở nước ngoài trị giá hàng triệu USD, không phải tất cả đều là tham nhũng nhưng cũng không loại trừ khả năng này. Dự thảo luật chưa đưa vào nội dung này là còn thiếu sót.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP HCM) nói hiện nay "tham nhũng vặt" và hiện tượng nhũng nhiễu đang làm xã hội rối ren. Do đó cần quy định đối với tất cả ngành, cán bộ công chức, chuyên viên ở những vị trí có khả năng "tham nhũng vặt", gây nhũng nhiễu, hạch sách, tạo kẽ hở gây bất lợi cho người dân nhằm kiếm lợi bất chính cũng phải được xử lý.
Chấp nhận đi tù, \'hy sinh đời bố\' để tham nhũng Trao đổi bên lề QH chiều qua, ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng, nhiều đối tượng tham nhũng sẵn sàng “hy sinh đời ... |
Học viên trường cán bộ sẽ tham quan nơi nhốt tù tham nhũng Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay, chương trình đi tham quan của học viên Học viện cán bộ TP HCM sẽ bổ sung điểm ... |
http://nld.com.vn/thoi-su/kiem-soat-cho-duoc-tham-nhung-20171109215254579.htm