Kiểm toán Nhà nước chỉ ra, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư có nhiều vi phạm.
"Quên" cập nhật lãi tiền gửi phát sinh hàng tỷ đồng
Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020 do Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh ký gửi Quốc hội vừa qua đã thông tin về kết quả kiểm toán các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn của dư luận tại các lần kiểm toán trước đây.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư đã lộ nhiều vi phạm.
Cơ quan kiểm toán cho rằng, ngoài các hạn chế, sai sót chung trong quá trình đầu tư, cơ quan kiểm toán còn chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT.
Trong nhiều dự án, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, điều kiện giải ngân, thanh toán phần vốn góp của Nhà nước tham gia trong dự án và phần vốn vay của nhà đầu tư tại hợp đồng BOT chưa nêu cụ thể. Hợp đồng BOT quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm ứng cho nhà đầu tư bằng 40%, tương ứng với giá trị phần vốn nhà nước do nhà đầu tư tổ chức thực hiện không đúng quy định.
Cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn vừa bị Kiểm toán Nhà nước “vạch” nhiều vi phạm |
Đáng lưu ý, một số yếu tố trong phương án tài chính đã thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, song nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa điều chỉnh hợp đồng BOT. Theo kiểm toán, trường hợp này rơi vào dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Cũng tại dự án này, chi phí sửa chữa thường xuyên cũng chưa phù hợp định mức, chi phí trung tu và đại tu chưa phù hợp. Kiểm toán chỉ rõ, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chi phí thường xuyên tăng 0,34 tỷ đồng; chi phí trung tu tăng 41 tỷ đồng; chi phí đại tu tăng 77,9 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn tình trạng giải ngân vốn vay và vốn góp chủ sở hữu chậm so với dự kiến trong phương án tài chính; chưa cập nhật vào phương án tài chính thu nhập từ lãi tiền gửi phát sinh. Đơn cử, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, năm 2019 và 2020 là 10,9 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng khi mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành |
Cũng tại dự án cao tốc này, kiểm toán cho rằng, khi dự án xuất hiện nhiều yếu tố thay đổi, ảnh hưởng đến tính khả thi dự án, các bên chưa xem xét, kịp thời trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh. Dù đã đưa dự án vào vận hành, nhưng các bên chưa thỏa thuận dự toán chi phí quản lý thu phí làm cơ sở thực hiện, chậm lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng.
Phát hành trái phiếu làm cao tốc, Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro
Được biết, ở phía Bắc, hiện nay Tập đoàn Đèo Cả đang tham gia nghiên cứu dự án cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 115 km, tổng mức đầu tư hơn 20.900 tỷ đồng, trong đó đoạn đi qua tỉnh Lạng Sơn dài 52 km, đoạn qua tỉnh Cao Bằng dài 63 km.
Dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến 2024, đầu tư khoảng 93 km với quy mô nền đường 17 m từ Lạng Sơn đến huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Giai đoạn 2 sau năm 2025 sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km đến cửa khẩu Trà Lĩnh.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng vừa qua, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn tín dụng, cần thiết phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo ông Hoàng, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khoảng 4.522 tỷ đồng. Trái phiếu được chuyển đổi, bảo đảm bằng quyền thu phí và bảo lãnh thanh toán của cơ quan có thẩm quyền. Lãi suất huy động từ trái phiếu khoảng 13%/năm.
Đơn vị phát hành trái phiếu là Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV), doanh nghiệp dự án. Đối tác thực hiện là các cá nhân, tổ chức, định chế tài chính, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Trong một diễn biến khác, vừa qua Bộ Tài chính đã có khuyến nghị, cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp.
“Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng, đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp” - ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) khuyến nghị.
Theo ông Dương, về phía nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cần phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua và giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ.
Mặt khác, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các tổ chức môi giới cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu; kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành…
Ngoài ra, nhà đầu tư đặc biệt lưu ý không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại (NHTM) khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
“Nhà đầu tư trái phiếu cần lưu ý, việc các tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, NHTM) phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc đầu tư vào TPDN. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành”- ông Dương nhấn mạnh.
Bản đồ in trên thẻ thu phí cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn thiếu Trường Sa và Hoàng Sa là do mờ? Bản đồ được Tập đoàn đèo cả in trên thẻ thu phí cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn được các lái xe cũng như người ... |