Kim Jong-un muốn sử dụng sự ủng hộ kinh tế và chính trị của Trung Quốc như đòn bẩy trong những cuộc đàm phán với Mỹ.

kim jong un xem trung quoc la don bay dam phan phi hat nhan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 19/6. Ảnh: AFP.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Bắc Kinh sáng 19/6, bắt đầu chuyến thăm hai ngày, trong đó có các cuộc đàm phán song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo Korea Times. Đây là cuộc gặp thứ ba giữa lãnh đạo Trung - Triều trong vòng ba tháng, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa hai đồng minh truyền thống.

Giới chuyên gia cho rằng, Kim có thể đã thông báo với ông Tập về hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12/6 ở Singapore và họ có thể phối hợp chiến lược chung trong đàm phán phi hạt nhân hóa với Washington. Bằng cách này, Kim sẽ có được sự ủng hộ của Trung Quốc để được dỡ bỏ trừng phạt còn Tập Cận Bình có thể mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong tiến trình phi hạt nhân hóa và chiến thuật ngoại giao thay đổi nhanh chóng quanh bán đảo.

"Kim tới Trung Quốc để bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ của Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh Washington - Bình Nhưỡng như cho mượn máy bay và giành thế chủ động trong các cuộc đàm phán phía trước", chuyên gia Shin Beom-chul tại Viện Nghiên cứu chính sách Asan có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc, nhận định.

Giáo sư Kim Hyun-wook thuộc Viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc gọi chuyến thăm là "cân bằng ngoại giao kiểu Triều Tiên".

"Kim muốn tạo ra nhiều lợi ích khác nhau bằng cách lợi dụng tiến trình phi hạt nhân hóa sau hội nghị thượng đỉnh với Trump. Mục đích của ông ấy là có được sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc và sử dụng sự ủng hộ của Trung Quốc như đòn bẩy trong thỏa thuận với Mỹ", chuyên gia cho biết.

Giới chuyên gia nói rằng Kim có thể tìm kiếm sự hỗ trợ kinh tế trực tiếp của Trung Quốc hoặc ảnh hưởng của Tập Cận Bình trong cộng đồng quốc tế để giảm các lệnh trừng phạt, đổi lại là tiến trình phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Thực tế, sau hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim, Trung Quốc đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Chuyến thăm của Kim cũng đưa Trung Quốc trở thành một bên quan trọng để phi hạt nhân hóa. Trung Quốc lo ngại về việc bị "ra rìa" trong tiến trình này khi lãnh đạo hai miền Triều Tiên và Mỹ đàm phán về một tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên mà không mời Bắc Kinh.

Đối với hai chuyến thăm trước đó của Kim Jong-un, truyền thông Trung Quốc chỉ đưa tin sau khi lãnh đạo Triều Tiên đã về nước. Tuy nhiên, truyền thông và chính phủ Trung Quốc nhanh chóng xác nhận chuyến thăm thứ ba ngay khi Kim tới Bắc Kinh. Thay đổi này có thể nhằm mục đích tạo ấn tượng Triều Tiên là một "quốc gia bình thường".

Cùng với việc thắt chặt thâm tình với Trung Quốc, Triều Tiên cũng đang tăng cường quan hệ với Nga. Kim Yong-nam, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao Triều Tiên gần đây tới Nga tham dự lễ khai mạc World Cup. Ông gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và đệ trình thư của Kim Jong-un. Putin đã mời Kim Jong-un tới thăm Nga trong dịp Diễn đàn kinh tế phương Đông diễn ra vào tháng 9.

kim jong un xem trung quoc la don bay dam phan phi hat nhan Kho vũ khí bí mật của Triều Tiên - trở ngại trên đường phi hạt nhân hóa

Triều Tiên được cho là còn những cơ sở hạt nhân chưa ai biết đến và việc xác minh, phá hủy chúng vô cùng khó ...

kim jong un xem trung quoc la don bay dam phan phi hat nhan Kim Jong-un tuyên bố chỉ phi hạt nhân hóa nếu Mỹ - Triều ngừng đối đầu

Lãnh đạo Triều Tiên khẳng định quá trình từ bỏ vũ khí hạt nhân phụ thuộc vào sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa ...

Huyền Lê

/ https://vnexpress.net