Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của các em, các cháu nhưng giáo dục Việt Nam như hiện nay thì tương lai đất nước sẽ ra sao.
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ mẫu giáo đến đại học. Thời ấy các bà mẹ sinh con chỉ được nghỉ ba tháng, ai cũng cố gắng đi làm đến sát ngày sinh. Sinh con xong, tháng thứ ba đã phải đi làm. Vì thế các cơ quan đều tổ chức nhà trẻ, nhận trẻ con từ 2 tháng tuổi, không phải đóng tiền học, chỉ đóng tiền ăn. Từ nông thôn đến thành thị đều có trường mẫu giáo, đón nhận các cháu từ 24 tháng tuổi, được nhà nước bao cấp. Bố mẹ yên tâm đi làm việc. Hệ thống giáo dục phổ thông chỉ đóng học phí cả năm có mấy đồng. Bộ Giáo dục quản lý giáo dục phổ thông. Bộ Đại học và Trung học học chuyên nghiệp lo giáo dục đại học và dạy nghề. Từ học Trung cấp đến đại học đều được nhà nước chu cấp, được 17 kg gạo, 18 đồng tiền ăn, ở trong ký túc xá, phiếu vải 5m bằng công chức nhà nước. Đối với người lớn tuổi có hệ thống trường bổ túc, tại chức.
Có thể nói thời ấy, Đảng, Nhà nước ta chăm lo việc học cho toàn dân theo đúng khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “ai cũng được học hành”.
Bước vào thời đổi mới, trước nhu cầu, khát vọng được học hành, chúng ta bắt đầu mở trường tư thục theo cơ chế kinh tế thị trường. Đầu tiên là thành lập trường Đại học tư. Những người xin lập trường đều rêu rao là vì sự nghiệp giáo dục. Vào trường công thì điểm phải cao, vào trường tư thì điểm thấp hơn. Học sinh cả nước không vào được trường công, ào ào đăng ký vào trường tư.
Khi xin phép thành lập trường, họ tuyên bố những cổ đông sáng lập góp tiền vài chục triệu đến hàng trăm triệu. Trên thực tế khi có giấy phép thành lập trường, họ đã thuê địa điểm, thu học phí, lấy ngay học phí để góp cổ phần, họ chả phải chi ra đồng nào cả. Học phí cao, lợi nhuận lớn họ chia nhau. Họ kinh doanh giáo dục. Thấy kinh doanh giáo dục có lợi nhuận cao, nhiều người, nhiều nhóm thi nhau mở trường từ đại học đến phổ thông và mẫu giáo, nhà trẻ. Nhân dân đóng thuế, nhà nước đầu tư vào giáo dục công, nhưng nhiều người phải cho con học trường tư với học phí cao.
Nhà trẻ, mẫu giáo công lập mỗi tháng bố mẹ các cháu chỉ phải nộp cả tiền học lẫn tiền ăn hơn một triệu đồng, nhưng hệ thống trường tư phải nộp từ 5 đến 7 triệu đồng một tháng. Trong khi lương công chức đã công tác 5 năm chỉ có 4 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng công chức lương không đủ cho con đi học trường mẫu giáo tư. Nhưng những nhà quản lý giáo dục chả ai thèm để ý.
Rồi khi kinh tế phát triển, nhiều gia đình có nhu cầu cho con đi học nước ngoài. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều người bắt đầu mở trường quốc tế từ mẫu giáo đến đại học. Họ mời vài người nước ngoài tham gia giảng dạy. Thậm chí trường mẫu giáo mời cả “tây ba lô” vào dạy ngoại ngữ, nhưng vẫn mang danh là trường quốc tế. Học phí mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Có trường mẫu giáo dạy trẻ con vài câu chào hỏi tiếng Anh, nhưng học phí đến 13 triệu đồng một tháng.
Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang loay hoay với việc xây dựng sách giáo khoa và chương trình giảng dạy bậc phổ thông thì các trường quốc tế tự đặt ra chương trình, tự chọn hoặc tự làm sách giáo khoa. Họ dạy chương trình thật nhẹ, vừa học vừa chơi, ít hoặc không có bài tập về nhà. Học phí cao nên phụ huynh không phải tặng quà cho giáo viên. Thế là những nhà có tiền đua nhau cho con vào cái gọi là “trường quốc tế”. Thực tế nếu để thi vào đại học trong nước thì học sinh các trường này phải đi học thêm. Thế là ở nước ta hiện nay có nhiều chương trình, nhiều loại sách giáo khoa mà Bộ Giáo dục Đào tạo chả quản quản được.
Xin thưa Bộ Giáo dục – Đào tạo, những người mở trường tư hãy đừng nói vì sự nghiệp giáo dục mà phải tuyên bố là kinh doanh giáo dục, một ngành kinh doanh có nhiều lợi nhuận. Giáo dục Việt Nam đang trong mớ hỗn độn. Chỉ đến khi học sinh bị bỏ quên đến chết, thì từ phòng đến bộ đều nói đó không phải trường quốc tế, trong khi hiệu trưởng vẫn để là trường quốc tế để lừa dân.
Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của các em, các cháu nhưng giáo dục Việt Nam như hiện nay thì tương lai đất nước sẽ ra sao.
Hoàng Hữu Lượng
Sau vụ bé trai Trường Gateway tử vong: Nhiều trường học ồ ạt dạy kỹ năng sống cho trẻ Sau vụ tai nạn xảy ra tại trường Gateway, Hà Nội nhiều trường học đã ồ ạt tổ chức tập huấn kỹ năng sống cho ... |
Cứ mang danh trường quốc tế là chất lượng cao, an toàn? Xin cùng các vị phụ huynh, các bậc ông bà, cha chú chia buồn cùng gia đình cháu, mong cháu thanh thản ra đi và ... |
Ở Mỹ sắp xếp nhân sự để đảm bảo an toàn trong việc đưa đón học sinh như thế nào? Việc em học sinh nào đó nghỉ học mà đến chiều thầy cô mới biết hay cả ngày không phát hiện ra là điều không ... |
Mỹ lập tức đóng cửa, điều tra trường mẫu giáo vì để trẻ chết trên xe đưa đón Một trung tâm chăm sóc trẻ ở Mỹ đã phải đóng cửa để phục vụ công tác điều tra sau cái chết của một cậu ... |
Còn nhiều nghi vấn vụ học sinh Trường Gateway tử vong trong xe đưa đón Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Ban giám hiệu trường Gateway không có mặt tại buổi họp báo vào trưa ngày 7/8 thì ... |