Dưới đây là một trong những kinh nghiệm và quy tắc lái xe đường dài rất hữu ích dành cho các bạn mới lái xe.
1. Lái xe theo kiểu phòng thủ - khái niệm đầu tiên và quan trọng nhất (defensive driving)
Lái xe phòng thủ đơn giản chỉ là "làm sao để khi những người xung quanh mình làm điều gì đó bất ngờ và ngu ngốc, thì mình đã chuẩn bị sẵn để tránh né và ngăn ngừa được tai nạn xảy ra"
Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra. Một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...
Những trường hợp trên, nếu ta chủ động phòng tránh thì dù lỗi là ở người khác, thì tai nạn vẫn không xảy ra. Chủ động phòng tránh tức là chạy chậm lại khi thấy có khả năng bất trắc, hoặc chạy cách xa họ ra, và không len vào những vị trí quá chật khiến cho mình không thể né tránh khi việc bất ngờ xảy ra. Hoặc cố kiên nhẫn giữ khoảng cách với xe trước để lỡ họ thắng gấp vì con chó băng ngang đường ta không tông vào đuôi xe họ.
Nhiều bạn có tâm lý tôi đi đúng luật đúng tốc độ. Những kẻ sai thì phải được dạy cho bài học. Tâm lý đó không hợp lý vì ở Việt Nam vì ý thức giao thông kém thì không thể trông chờ ở sự tuân thủ luật của những người xung quanh. Tốt nhất ta cứ nhường nhịn, phòng tránh vì an toàn của ta và của họ vì nếu họ bị nạn ta cũng vạ lây dù ta đúng hay sai. Lái xe phòng thủ là thứ đầu tiên các bạn cần phải tâm niệm khi ra đường trường.
2. Vượt và để người khác vượt:
Khi vượt một xe 4 bánh khác, các bạn nhớ liếc nhanh kính chiếu hậu để biết xem có xe nào phía sau mình cũng đang cố vượt mình hay không. Chứ nếu mình đánh lái qua trái mà gặp nó đang vượt (ẩu) mình thì mình tiêu!
Và nhớ là: bật xi nhan, đếm 1-2-3 rồi mới vượt. Đừng có bật xi nhan một phát vượt ngay xe sau trở tay không kịp. Trước khi vượt, ban ngày thì bấm kèn 1 hoặc 2 phát. Ban đêm thì nhá đèn 2 phát. Chứ xe ô tô/tải/xe khách ở VN hay né ổ gà, né xe máy cứ thế là ép qua trái. Lỡ xui mình đang vượt nó không biết nó lấn trái một phát thì mình né dúi dụi có khi còn không kịp. Giữa An toàn và lịch sự thì an toàn quan trọng hơn các bạn ạ.
Khi có xe khác muốn vượt mình. Một số tài xế \'\'trẻ trâu\'\' không tạo điều kiện cho họ vượt. Có thể vì sợ nếu họ vượt xong sẽ chạy chậm trước mặt cháng đường cháng lối của mình, hoặc cảm thấy khó chịu khi bị vượt hay đơn giản là không quan tâm. Không nên các bạn ạ. Hãy thể hiện văn hoá giao thông và chứng minh người Việt mình có thể lịch sự. Khi xe sau muốn vượt, các bác hãy xi nhan phải và không đạp chân ga nữa hoặc nhấp thắng nhẹ. Nếu bên phải không có chướng ngại vật thì lách nhẹ qua phải tí để nhường cho người ta vượt.
Đừng trẻ trâu ép trái hay tăng ga khi người khác muốn vượt. Như vậy là ép người ta vào chỗ chết, gây mất an toàn và có thể nói ở một mức độ nào đó, sự vô văn hoá trong giao thông.
3. Né xe ngược chiều lấn trái để vượt và đối đầu với mình
Đa phần các xe làm điều xấu hổ này là các xe khách. Trên các đường không có con lươn giữa, chuyện này các bác có thể gặp khá thường xuyên. Các bạn có thể chửi họ. Nhưng khi "làm" thì chúng ta cần tạo điều kiện cho họ vượt nhau an toàn. Vì chúng ta thôi các bạn.
Gặp tình huống sắp đối đầu, chả cần nhá đèn vào mặt chúng làm gì, cũng chả cần bấm còi. Họ biết các bạn đang không vui rồi, bạn chẳng cần báo cho họ là các bạn không vui. Mà thật sự họ cũng chả quan tâm.
Điều các bạn cần làm là xi nhan phải, liếc nhanh vào kiếng hậu và quay sang phải xem hông xe bên phải của mình có ai không. Nếu không có ai, lập tức tấp lề phải và dừng lại nếu cần để tránh. Nếu có người bên phải, thắng lại để người đó vượt qua rồi tấp lề phải. Ngoài ra không làm gì khác. Xi nhan phải, nhìn phải và tấp phải hoặc thắng lại là những điều duy nhất các bạn nên làm.
Ô tô khách đâm xe chữa cháy: Tài xế xe khách không thể tránh được tai nạn TS Trần Hữu Minh, Phó văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng có thể lái xe cứu hỏa đã bị ... |
CSGT TP HCM nói về vụ "không nhận GPLX quốc tế" Người nước ngoài thuộc danh sách các nước nằm trong Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 khi về Việt Nam điều khiển ô ... |
http://danviet.vn/o-to-xe-may/kinh-nghiem-lai-xe-duong-dai-phan-1-859264.html