Trở lại một chút lịch sử của dự án. Từ năm 1992, hãng dầu khí nổi tiếng thế giới BP của Anh đã phát hiện ra khí đốt ở đây. Suốt một thời gian dài, họ đã đổ vào công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng ở Hải Thạch - Mộc Tinh rất nhiều tiền. Nhưng vì thấy việc khai thác khí đốt ở đây quá nguy hiểm bởi áp suất và nhiệt độ cao hiếm có, khiến việc khoan thăm dò sự cố xảy ra liên tục, thêm vào đó lại là những cuộc mặc cả có tính chính trị từ một quốc gia khác nên họ đã phải… “bỏ của chạy lấy người”.

Đến năm 2008, BP chính thức rút khỏi dự án sau khi tốn gần nửa tỉ đôla mà không được một mét khối khí nào.

Tháng 11-2008 và tháng 1-2009, BP và Conoco Phillips đã có thư thông báo cho PVN về việc rút khỏi khu vực này và chuyển giao toàn bộ quyền lợi cho PVN. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép PVN được nhận quyền lợi theo Luật Dầu khí để tiếp tục triển khai công tác phát triển mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh. Nhận lại toàn bộ tài liệu từ phía BP, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, mà người đứng đầu lúc đó là Tổng giám đốc Trần Ngọc Cảnh cùng HĐQT và Ban Tổng giám đốc đã quyết tâm tiếp tục thực hiện dự án này.

ky tich moi o bien dong cua pvn ky 2

Tất nhiên, cũng đã có không ít ý kiến chưa đồng tình, tập trung vào 2 lý do:

Thứ nhất là sự quấy phá của Trung Quốc. Thời gian này, Trung Quốc tăng cường gây sức ép với ta ở ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Không những đưa tàu chiến, máy bay đến uy hiếp, mà phía Trung Quốc còn đưa cả tàu đánh cá tràn xuống để gây mất trật tự trị an trên khu vực biển của ta.

Thứ hai là điều kiện địa chất của mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh cực kỳ phức tạp. Phức tạp đến nỗi không ít chuyên gia dầu khí nước ngoài có cảm tình với Việt Nam đã thẳng thắn khuyên lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không nên làm, bởi mức độ rủi ro là quá lớn. Trước đây, khi BP và Conoco Phillips khoan thăm dò ở đây đã nhiều lần gặp sự cố. Tuy chưa “cháy giàn, chết người”, nhưng để giải quyết những sự cố đó thì cũng tốn nhiều triệu đôla. Và bên cạnh đó, không thể không nói tới thị trường nhân lực ở Việt Nam và các nước lân cận đang có cạnh tranh gay gắt, do có nhiều dự án đang triển khai trong cùng một thời điểm. Lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong ngành Dầu khí còn thiếu, đặc biệt là người Việt Nam có kinh nghiệm và tay nghề cao trong các ngành khoan, thiết kế, quản lý dự án… Cho nên có đủ nhân sự để thực hiện dự án là điều rất không đơn giản.

***

Giàn Hải Thạch - Mộc Tinh và giàn xử lý trung tâm được đặt ở nơi có mực nước sâu hơn 140m. Điều kiện địa chất ở mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh, nơi cho những dòng khí dẫn lên giàn Xử lý Trung tâm PQP không những phức tạp nhất ở Việt Nam, mà còn là vào loại ít có trên thế giới. Từ trong lòng đất dưới đáy biển, với độ sâu hơn 4.000m, dòng khí gas được phun lên với áp suất cực kỳ cao 420-530 atmosphere và nhiệt độ khoảng 120-170 độ. Trên thế giới, những loại mỏ khí đốt có áp suất và nhiệt độ cao như thế này là khá hiếm và không phải công ty dầu khí nào cũng dám làm, bởi mức độ nguy hiểm và rủi ro quá cao.

ky tich moi o bien dong cua pvn ky 2
Trung tâm điều khiển của Dự án Biển Đông 01

Việc BP và ConocoPhillips rút khỏi dự án khiến kế hoạch khai thác khí của Tập đoàn bị ảnh hưởng. Theo tính toán, vào cuối năm 2013, nếu không có khí bổ sung sẽ dẫn đến khả năng các nhà máy điện chạy khí khu vực miền Đông Nam Bộ phải dùng dầu thay thế. Điều này làm cho giá điện sẽ phải đội lên cao. Các nhà máy này đã dùng nguồn khí từ một số mỏ nhưng cũng đã khai thác trên 10 năm nên sản lượng bị suy giảm. Và xa hơn nữa, việc thực hiện kế hoạch phát triển điện theo sơ đồ 6 có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc khai thác khí ở Hải Thạch - Mộc Tinh là nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho nhiều năm sau.

Với quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh năng lượng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị và mọi người đều cháy bỏng một quyết tâm là đất của ta, biển của ta thì ta phải giữ, phải khai thác tài nguyên phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông POC ra đời trong bối cảnh như vậy. Và ngay cái tên Dự án Biển Đông 01 cũng đã thể hiện quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo của PVN. Ông Đỗ Văn Hậu - khi đó là Phó tổng giám đốc - được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp Biển Đông POC và Dự án Biển Đông 01.

Để tập trung cao độ sức mạnh nội lực và có điều kiện chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo Tập đoàn quyết định Biển Đông POC là công ty của Tập đoàn, mà không nằm trong các đơn vị thăm dò, khai thác chủ lực, danh tiếng như PVEP, Vietsovpetro…

Như vậy là với cách làm này, PVN đóng hai vai: Vừa là người thực hiện dự án, vừa là người giám sát dự án.

Cách làm này ngay lập tức đã bị một số cơ quan hữu quan bày tỏ ý kiến không đồng tình. Nhưng rồi khi được giải thích một cách cặn kẽ, tường tận về sự phức tạp của dự án thì các cơ quan cũng nhất trí. Tập đoàn cũng đã mời một số công ty khai thác khí danh tiếng trên thế giới tham gia nhưng chẳng ai mặn mà, bởi họ thấy dự án này rủi ro quá lớn. Đặc biệt là vào thời điểm năm 2009, những thiết bị công nghệ để đảm bảo khai thác khí ở những nơi có điều kiện địa hình, địa chất đặc biệt như ở Hải Thạch - Mộc Tinh không sẵn.

Rất nhiều ý kiến đưa ra là nên liên doanh với các công ty lớn của nước ngoài làm.

Đúng là liên doanh với nước ngoài làm thì cũng có cái thuận là chia sẻ được rủi ro, giảm được sự chi phí đầu tư... Nhưng việc đàm phán cho ra đời một liên doanh thường rất lâu, có khi phải mất vài năm. Mà như vậy thì đến cuối năm 2017 chưa chắc đã có khí. Và dĩ nhiên, điều đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh năng lượng của đất nước. Cho nên phải tự làm. Còn trong quá trình triển khai, nếu có được đối tác phù hợp thì sẽ tính sau. Liên doanh với nước ngoài thì chắc chắn giá thành sẽ cực kỳ cao, hơn nữa, cũng rất không đơn giản bởi vì dù thế nào, họ cũng chỉ là người làm thuê… Cho nên, nếu gặp những khó khăn gì khác ngoài các vấn đề kỹ thuật thì họ sẽ bỏ ngay. Và có “Long Vương” mới biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu các chuyên gia cứ đột ngột bỏ về?

Tự tin nhưng không duy ý chí.

Dũng cảm nhưng không liều lĩnh.

Khẩn trương nhưng không vội vã.

Bám tiến độ nhưng đảm bảo an toàn là tối thượng.

Tập thể lãnh đạo PVN đã lao vào thực hiện Dự án Biển Đông 01 với tất cả nội lực, trí tuệ ý chí của mình và theo phương châm hành xử đó.

Và đây là dự án lớn nhất của PVN do những người thợ dầu khí Việt Nam thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành.

Đây là sản phẩm thuần Việt, do người Việt làm chủ toàn bộ tất cả các khâu, còn chuyên gia nước ngoài chỉ là người được ta thuê làm từng phần công việc.

Từ vị trí là người đi làm thuê cho nước ngoài, rồi đến vị trí điều hành ngang nhau và đến Dự án Biển Đông 01 này, ta làm chủ - mà lại làm chủ một dự khó nhất, lớn nhất - thì mới thấy sự phát triển thần kỳ của ngành Dầu khí Việt Nam như thế nào.

ky tich moi o bien dong cua pvn ky 2 Kỳ tích mới ở Biển Đông của PVN (Kỳ 1)

Sau gần 5 năm năm đi vào khai thác thương mại, tính đến 31/1/2018, Dự án Biển Đông 01 đã khai thác được hơn 8 ...

Nguyễn Như Phong / Theo Đoạn trường tìm dầu