Những ngày qua, dư luận xã hội hết sức bức xúc trước việc một bé trai 10 tuổi ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) bị cha đẻ đánh đập dã man đến mức gãy xương sườn, rạn xương đầu. Đây không phải là trường hợp đầu tiên những người được gọi là bố ra tay tàn độc với chính con đẻ của mình.

nhân tính

Trước đó không lâu cũng đã xảy ra việc một cháu bé bị bố và dì ghẻ dí sắt nung đỏ vào người khiến cả cộng đồng xã hội vô cùng phẫn nộ. Người ta hỏi nhau, rồi tự hỏi mình: Nhân tính của những kẻ làm cha đó lạc đâu mất rồi?

lac mat nhan tinh

Tranh minh họa.

Xưa nay, việc bố mẹ dùng roi vọt để dạy dỗ con cái nên người là việc làm được không ít ông bố bà mẹ coi là chuyện thường tình.

Song, việc “tra tấn” con đẻ của mình bằng những cú đòn ác độc, chẳng khác đòn thù thì thật không thể tưởng tượng, nếu như không muốn nói là khó có thể xảy ra được, bởi “cọp dữ cũng không nỡ ăn thịt con”.

Khi mà xảy ra chuyện bạo hành thì người ta thường liên tưởng đến chuyện mẹ kế, cha dượng đối xử không tốt với con riêng của chồng (vợ) chứ chẳng ai có thể nghĩ bố đẻ, mẹ ruột lại nhẫn tâm hành hạ đứa con do chính mình mang nặng đẻ đau.

Ấy vậy mà cái chuyện “xưa nay hiếm” đó lại liên tục xảy ra trong thời gian gần đây không khỏi khiến dư luận xã hội bức xúc, mà còn gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ những người đang mang danh là cha, là mẹ.

Họ hoàn toàn không xứng đáng với những ngôn từ thân thương ấy. Chẳng có cha mẹ nào lại có thể nhẫn tâm giết con rồi mang xác đi phi tang, chẳng có cha mẹ nào lại dùng roi sắt để đánh con như kẻ thù, cũng chẳng có cha mẹ nào lại đá con gãy xương sườn cả. Những hành vi ấy chỉ có thể phát sinh ở những thực thể tồn tại mà không có ý thức xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ trong thời gian qua xảy nhiều vụ ngược đãi trẻ em, trong đó có những cháu là con ruột của kẻ bạo hành là do hành lang pháp lý vẫn còn lỏng lẻo thiếu sức răn đe khiến các đối tượng không biết sợ.

Song, trên thực tế không phải như vậy. Hành lang pháp lý bảo vệ trẻ em đã đầy đủ và khá chặt chẽ, từ Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật Trẻ em đến Bộ luật Hình sự... đều đã có những quy định đầy đủ đảm bảo trẻ em được vui chơi, học hành và không bị xâm hại. Vậy thì không thể “đổ lỗi” cho hành lang pháp lý chưa đủ khi xảy ra những vụ bạo hành, ngược đãi trẻ em.

Vấn đề mấu chốt ở đây là con người chứ không phải là các quy định pháp luật. Chẳng hạn, với quy định của Bộ luật Hình sự thì một cô giáo mầm non khi bạo hành trẻ nhỏ sẽ phải chịu sự chế tài nghiêm minh của pháp luật.

Như vậy là trên lý thuyết đã có quy định của luật, vì sao trên thực tế lại vẫn xảy ra không ít trường hợp ngược đãi trẻ?

Trước hết là bởi sự buông lỏng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề giáo dục mầm non, các cấp chính quyền địa phương, sau đó là sự thờ ơ, chưa làm hết trách nhiệm của các tổ chức chính trị- xã hội trong việc quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Một nguyên nhân khác khá quan trọng dẫn tới tình trạng hành hạ, ngược đãi trẻ em là bản thân những người dạy trẻ lại không hề có kiến thức, sự hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực mình phụ trách.

Cộng thêm vào đó là cái tâm không trong sáng, không hết lòng vì trẻ thơ, chỉ cốt làm sao cho nhanh, cho xong việc để lĩnh lương chứ không cần quan tâm đến hậu quả tai hại mà họ gây ra đối với trẻ thơ trong hiện tại và cả trong tương lai sau này.

Từ việc nhà nhà mở trường mầm non, người người là giáo viên mầm non nên mới sản sinh ra những sản phẩm là các cô giáo vừa không có tâm lại thiếu tầm hiểu biết dẫn đến những vụ bạo hành trẻ em hết sức đau lòng trong thời gian vừa qua.

Với những cô giáo mầm non dùng muôi múc canh gõ vào đầu, dùng chân đá đít trẻ đã là hành vi mất nhân tính không thể chấp nhận được, vậy thì hỏi sao dư luận không khỏi phẫn nộ trước hành vi dí sắt nung đỏ vào người con đẻ, dùng roi sắt đánh con ruột, đá gãy xương sườn của con của những kẻ được những đứa trẻ gọi là cha, là mẹ đây?

Như các cô giáo mầm non hành hạ con người khác về mặt pháp luật là không thể dung thứ, còn về mặt tình cảm có thể hiểu là không phải con ruột của họ nên họ không xót. Vậy những kẻ làm cha mà đánh con đẻ của mình đến mang thương tật suốt đời thì có thể lý giải bằng cách nào đây?

Nhiều ý kiến chia sẻ trên các trang mạng xã hội rằng, với những trường hợp ra tay tàn độc với chính con ruột của mình nếu gọi là mất hết nhân tính cũng chưa đủ, bởi chẳng phải gà mẹ sẽ phải xù lông tạo nơi ẩn nấp cho gà con, đánh đuổi kẻ thù khi thấy bóng dáng diều hâu xuất hiện đó sao?

Không có một lý do, nguyên nhân nào có thể biện minh cho hành vi táng tận lương tâm hành hạ, ngược đãi chính con ruột của mình đến tàn tật, thậm chí mất mạng.

Trở lại câu chuyện cậu bé 10 tuổi ở Cầu Giấy bị bố đẻ đánh trọng thương vừa qua, dù cháu bé có nghịch ngợm, phá phách, bướng bỉnh hay thậm chí là hư đi chăng nữa thì gã được cháu gọi là cha kia cũng không thể vì thế mà hành hạ cháu bé dã man.

Hành vi ấy phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Song điều đáng nói ở đây là những vết thương cả về thể chất lẫn tâm hồn của cháu bé sẽ khó có thể lành lại trong một sớm một chiều, thậm chí còn là một tác động xấu trong việc hình thành nhân cách đứa trẻ sau này. Nỗi đau đó không phải chỉ của riêng mẹ hay ông bà nội cháu bé, mà là nỗi đau của toàn xã hội.

lac mat nhan tinh Bạo hành từ cha mẹ

Chúng tôi phỏng vấn một người cha đánh con.

lac mat nhan tinh Bạo lực trong gia đình - nỗi khiếp sợ với trẻ em

50% trẻ phải vào trường giáo dưỡng từng có tuổi thơ hà khắc trong gia đình, tỷ lệ bị bố đánh nhiều gấp 6 lần ...

lac mat nhan tinh Có ông bố ác hơn cả hổ dữ

“Mỗi lần bị đánh, cháu đều hét lớn nhưng mọi người ở ngoài không ai nghe thấy vì bố đóng kín cửa. Khi bị cô ...

/ Lê Anh Dức/Đại Đoàn Kết