Theo bà An, chuyện bằng giả ngày xưa đối với bà rất lạ lẫm, còn bây giờ không có gì lạ.

Mục tiêu xấu

Xung quanh thông tin triệt phá ổ nhóm làm giả bằng Tiến sĩ bán với giá 3 triệu đồng, ngày 29/4, trao đổi với báo Đất Việt, bà Bùi Thị An, nguyên ĐBQH đoàn Hà Nội cho rằng, đây là sự giả dối rất nguy hiểm liên quan đến cán bộ.

"Người dân bình thường không ai đi mua bằng Tiến sĩ, người lao động không ai cần sự giả dối. Bởi vậy mới thấy rằng những người đi mua bằng này đều có mục tiêu.

Mục tiêu là để chen chân vào những cơ quan công quyền của Nhà nước hoặc các doanh nghiệp cũng thế thôi", bà An nói.

Theo bà An, chắc chắn những người đi mua bằng Tiến sĩ đều có động cơ và mục tiêu xấu. Sự gian dối này nhất thiết phải nói ra. Chính vì thế, cơ quan có chức năng cần phải rà soát lại, làm nghiêm minh mới xử lý được những cán bộ có chức có quyền mà dùng bằng giả.

lam bang tien si gia gia 3 trieu cung phai co cau

Hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ảnh: ANTĐ

"Có cung chắc chắn phải có cầu, mà cầu thì ai cầu nên phải làm rõ ràng. Cầu là người cần vị trí. Cần làm rõ với số lượng bằng giả đó thì phân tán ở những đâu, nằm ở chỗ nào và nằm ở ai.

Không chỉ xử lý người mua bằng giả mà còn phải xử nghiêm những người bổ nhiệm người có bằng giả, không thể đơn giản như vậy được", bà An nói thêm.

Cũng theo vị nguyên ĐBQH đoàn Hà Nội, việc dùng bằng giả không chỉ là lỗi của riêng người dùng mà điều này ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ máy, làm giảm năng suất lao động.

Nếu công bố danh tính những người mua bằng giả sẽ giải quyết vấn đề được tận gốc và như vậy xã hội rất hoan nghênh.

Bên cạnh đó, theo vị này, khi đã xác định được ai là người dùng bằng giả thì cần công bố cả cách xử lý những người đó để nâng lòng tin của người dân lên.

Nói về sự chênh lệch giữa bằng cấp và thực lực, vị nguyên ĐBQH đoàn Hà Nội cho rằng: "Trước đây, cán độ làm việc đều được đào tạo có trình độ chuyên môn, gần như không có sự chênh lệch lắm vì hồi xưa không có giả, bây giờ mới giả nhiều.

Một phần là do công nghệ ngày càng hiện đại, phần khác là do suy nghĩ con người thay đổi, không muốn mất thời gian mà vẫn có bằng cấp. Ngày xưa, nghe chuyện bằng giả thật sự lạ tai với chúng tôi, còn bây giờ thì không lạ bởi quen rồi".

lam bang tien si gia gia 3 trieu cung phai co cau

Các đối tượng làm giả văn bằng, chứng chỉ và tang vật bị Công an TP Hà Nội bắt giữ. Ảnh: ANTĐ

Bà An cho biết, việc phát hiện bằng giả không hề khó nhưng cần người đứng đầu cơ quan phải có tầm và có tâm, biết nhìn xa trông rộng.

Ai mua?

Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Khá, nguyên ĐBQH tỉnh Trà Vinh cũng cho rằng, đối tượng mua bằng Tiến sĩ giả chủ yếu là những người muốn có chức quyền và con ông cháu cha.

"Quan chức thì mới đòi hỏi bằng cấp bởi vậy phải thẳng thắn, công khai. Ngày xưa học thật, làm thật chứ không như bây giờ. Để tránh tình trạng cán bộ dùng bằng giả, theo tôi nghĩ việc quy hoạch cán bộ cũng phải công khai vì khi quy hoạch cán bộ cần có bằng cấp chuyên môn, bằng cấp chính trị. Càng rõ ràng thì càng tốt", bà Khá nhấn mạnh.

Trước đó, Công an TP Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện, triệt xóa nhiều ổ nhóm tội phạm chuyên sản xuất, tiêu thụ các loại văn bằng, chứng chỉ giả.

“Chỉ với giá từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng, người có nhu cầu có thể sở hữu 1 tấm bằng Tiến sĩ hay 1 chứng chỉ, học bạ, giấy xác nhận bảng điểm các loại…” - Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP Hà Nội chia sẻ thông tin.

Cụ thể, qua kiểm tra hành chính Phạm Huy Hồng, trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, tổ công tác số 2 Đội cảnh sát đặc nhiệm thuộc Phòng CSHS phát hiện Hồng đang mang 2 bộ hồ sơ gồm học bạ và một số văn bằng chứng chỉ giả.

Quá trình điều tra xác định: Nguyễn Văn Vinh, trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Nghệ An là đối tượng chính trong ổ nhóm này.

Khám xét nơi ở của Vinh, cơ quan công an thu giữ toàn bộ các loại máy móc, thiết bị để làm giả giấy tờ, nhiều phôi bằng cấp các loại…

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Vinh khai: Do nắm bắt được nhu cầu mua bằng cấp, giấy tờ giả của một số người, đầu năm 2015, đối tượng lên mạng xã hội tìm hiểu cách thức làm giấy tờ giả của các cơ quan, tổ chức, trường học.

Không để lỡ mất cơ hội làm ăn, Vinh đặt mua các loại máy móc gồm máy in màu, máy phô tô, máy ép plastic và nhiều khuôn lưới.

Vinh tiếp tục lên mạng internet tìm kiếm mẫu dấu của các cơ quan, tổ chức mà khách hàng yêu cầu làm giả, đồng thời giả cả các loại chữ ký.

Theo đó, một bằng Tiến sĩ giả Vinh bán với giá 3 triệu đồng; Bằng tốt nghiệp cử nhân và Trung cấp, Vinh bán từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng; các loại giấy tờ như chứng chỉ, học bạ, xác nhận bảng điểm có giá dao động từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Thời gian in ấn mỗi loại văn bằng, chứng chỉ hoàn thành từ 2 đến 7 ngày.

Nguyễn Văn Vinh khai nhận mục đích làm giấy tờ giả là để lấy tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân.

Giúp sức cho Vinh để tìm khách hàng còn có Lê Bá Toàn, trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, TP Hà Nội.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã tạm giữ hình sự nhóm đối tượng này để điều tra mở rộng vụ án.

lam bang tien si gia gia 3 trieu cung phai co cau Làm giả bằng tiến sĩ bán với giá 3 triệu đồng

Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã làm rõ một nhóm làm văn bằng, chứng chỉ giả, trong đó có cả ...

lam bang tien si gia gia 3 trieu cung phai co cau Làm giả bằng tiến sĩ để xin việc ở trường đại học

Với bằng đại học, tiến sĩ giả, ông Huy đã xin vào làm việc ở Sở Thông tin Truyền thông và một đại học ở ...

lam bang tien si gia gia 3 trieu cung phai co cau Học 8 ngày, lấy bằng tiến sĩ!

Chương trình 4 năm nhưng "tiến sĩ" chỉ học 8 ngày; học trường không được cấp giấy kiểm định; mua bằng… là những lý do ...

/ Đất Việt