Dưới đây là 5 cách đơn giản giúp người gửi biết tiền đã vào hệ thống ngân hàng hợp lệ và an toàn hay chưa. 

Mới đây, nguyên Giám đốc chi nhánh OceanBank ở Hải Phòng cùng hai thuộc cấp đã mất tích với 17 sổ tiết kiệm trị giá hơn 400 tỷ đồng. Chủ nhân của 17 sổ tiết kiệm này cho biết đã mở sổ vào ngân hàng cách đây 5 năm (hình thức lĩnh lãi cuối kỳ) nhưng gần đây tới tất toán thì phát hiện thẻ tiết kiệm bị cho là giả mạo, tiền cũng không vào hệ thống OceanBank.

OceanBank khuyến cáo người dân nên chủ động kiểm tra số dư sổ tiết kiệm sau khi gửi vào ngân hàng. Ảnh minh họa: Anh Quân.

Để tránh rơi vào tình trạng mất tiền oan này, người gửi tiết kiệm nên thử một trong những cách kiểm tra đơn giản sau đây:

Kiểm tra lại số dư sổ tiết kiệm ngay khi gửi

Theo lời khuyên của một tổng giám đốc ngân hàng, các rủi ro từ nhân viên (nếu có) thường xảy ra ngay sau khi khách hàng mở sổ tiết kiệm. Do đó, nguyên tắc chung là ngay sau khi mở sổ tại quầy, bạn nên chủ động kiểm tra xem tiền mình gửi đã vào hệ thống của ngân hàng đó chưa. Không ít khách hàng cẩn thận còn đến một chi nhánh khác của ngân hàng nhờ kiểm tra lại trên hệ thống. Tuy nhiên, cách này lại mất thời gian đi lại trong khi hiệu quả chưa thực sự cao.

Gọi điện lên tổng đài chăm sóc dịch vụ

Cách thức này khá hữu hiệu nhưng bạn cần khai báo thông tin cá nhân với các nhân viên tổng đài để được kiểm tra số dư của mình. Tổng đài của mọi ngân hàng đều tự động ghi âm cuộc gọi, đây sẽ là bằng chứng cần thiết cho khách hàng nếu sau này xảy ra phát sinh.

Tuy nhiên, nhược điểm là nhiều ngân hàng, tổng đài dịch vụ rất khó liên lạc và có thể mất phí gọi (nếu gọi các số đầu 1900xxx)

Kiểm tra trên Internet Banking

Đây là cách kiểm tra đơn giản và tiện lợi nhất hiện nay. Khách hàng chỉ cần truy cập vào ebank của ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu rồi truy vấn. Khi truy cập Internet Banking (mobile banking), bạn có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online).

Nhắn tin SMS Banking

Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ nhắn tin truy vấn số dư tài khoản thanh toán (phí thường là 1.000 đồng một tin nhắn). Tuy nhiên, dịch vụ truy vấn số dư sổ tiết kiệm chưa phổ biến lắm.

Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ sổ tiết kiệm "bốc hơi" gần đây, một số nhà băng như OceanBank đã có dịch vụ nhắn tin truy vấn số dư thẻ tiết kiệm. Để nắm được cú pháp nhắn tin của từng ngân hàng, bạn có thể liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng của các nhà băng.

Dùng QR Code

Nhiều ngân hàng nước ngoài tích hợp sẵn ứng dụng QR Code trên mỗi sổ tiết kiệm họ phát hành cho khách hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện có duy nhất Ngân hàng Tiên Phong hỗ trợ ứng dụng này, cho phép người dùng quét mã QR Code trên sổ tiết kiệm bằng ứng dụng của ngân hàng để biết sổ thật hay giả, tình trạng sổ tiết kiệm đã vào hệ thống chưa.

(https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/lam-gi-de-biet-so-tiet-kiem-con-hay-mat-3643559.html)

Đề xuất miễn trách nhiệm hình sự cho người xử lý ngân hàng 0 đồng

Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng cần dỡ bỏ tâm lý sợ bị quy trách nhiệm khi tham gia hỗ trợ nhà băng yếu ...

\'Nhờ\' Hà Văn Thắm, phát hiện 400 tỉ bốc hơi ở chi nhánh OceanBank Hải Phòng

Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank), chiều nay, 17.9, phát đi thông tin chính thức về vụ hơn 400 tỉ đồng tiết ...

Xử lý nợ xấu đang chuyển động

Sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực cũng như một vài TSBĐ lớn được thu giữ, các khách hàng đang vướng nợ xấu đã ...

Vụ trộm táo tợn một tấn tiền mặt trong kho ngân hàng

Sách kỷ lục Guinness cho rằng vụ trộm 165 triệu Reis (70 triệu USD) tại Ngân hàng Banco Centra (Brazil) được lên kế hoạch hoàn ...

/ Theo Ngân Hà/Báo VnExpress.net