Xưa nay lạm phát là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, sẽ không có gì quá khi sử dụng từ này trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn văn hóa. Bởi khi sắc đẹp biến thành một “món hàng” được nhiều công ty khai thác, tổ chức với mật độ ngày một dày. Trong khi quy định pháp lý còn lỏng lẻo thì chuyện tranh cãi còn tiếp tục diễn ra và cơ quan chức năng còn lúng túng.

lam phat thi nhan sac
Hoa hậu Đại Dương Lê Âu Ngân Anh gây bão dư luận. Ảnh: TL.

Vụ việc hoa hậu Đại Dương Lê Âu Ngân Anh vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong khi mạng xã hội “ném đá” về nhan sắc hoa hậu thì cơ quan chức năng băn khoăn về việc “độn mũi” rồi tháo ra thì có được coi là vẻ đẹp tự nhiên không?

Điều này cũng có lý do vì theo Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu quy định: thí sinh dự thi người đẹp: “Là nữ công dân Việt Nam, từ đủ mười tám tuổi trở lên, có vẻ đẹp tự nhiên”. Tuy nhiên, trong trường hợp Lê Âu Ngân Anh dự cuộc thi người mẫu thì Nghị định số 79/2012/NĐ-CP không có yêu cầu bắt buộc này.

Trước áp lực của dư luận, Thanh tra Bộ VHTTDL đã vào cuộc yêu cầu Công ty TNHH Võ Việt Chung International và BTC cuộc thi Hoa hậu Đại Dương tường trình sự việc. Ông Võ Việt Chung – Giám đốc Công ty TNHH Võ Việt Chung International thừa nhận đã: “Đưa thí sinh thi người đẹp, người mẫu không đủ các điều kiện kèm theo quy định”. Và kết quả xử lý sự việc sẽ có sau ngày 23/11.

Nói về việc lạm phát cuộc thi hoa hậu, người đẹp, người mẫu, nhà thơ Dương Kỳ Anh – Nguyên Tổng Biên tập báo Tiền Phong, đơn vị mở đầu cho thi hoa hậu Việt Nam nói: “Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, không nên tổ chức quá nhiều cuộc thi nhan sắc. Tổ chức nhiều khiến thí sinh bị phân tán, chất lượng thí sinh không cao. Nhiều cuộc thi tổ chức chưa chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng tới uy tín của cuộc thi sắc đẹp. Có quá nhiều danh hiệu dẫn tới loạn danh xưng, khiến danh hiệu “hoa hậu” vốn cao đẹp trở nên bị rẻ rúng”.

Đó là thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì không thể cấm, không cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện tổ chức. Bởi lẽ: Theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP thì với cuộc thi hoa hậu, mỗi năm Bộ VHTTDL sẽ cấp phép cho 2 cuộc thi. Đối với cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể trung ương, mỗi năm tổ chức không quá 03 lần; Đối với cuộc thi người đẹp cấp tỉnh, mỗi năm tổ chức không quá 01 lần; Trường hợp liên kết tổ chức cuộc thi quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ VHTTDL sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của từng năm để xem xét, quyết định. Như vậy, nhìn vào con số ta tưởng như rất ít, chỉ 2-3 cuộc thi/năm. Nhưng, nếu như mấy chục tỉnh thành đều tổ chức thì cuộc thi tăng theo cấp số nhân. Ngoại trừ tên gọi “hoa hậu” bị cấm nhưng các danh xưng khác như hoa khôi, người đẹp, nữ hoàng… lại xuất hiện nhan nhản như “nấm mọc sau mưa”. Và khán giả không kịp nhớ mặt hoa khôi, nữ hoàng trong cuộc thi nào.

Nghị định số 79/2012/NĐ-CP cũng phân cấp quản lý cấp phép tổ chức các cuộc thi. Theo đó, Bộ VHTTDL có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp và người mẫu đối với: Cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc; Cuộc thi người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam; Cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam (sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ).

Còn Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu đối với: Cuộc thi người mẫu có quy mô toàn quốc; Cuộc thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể trung ương. UBND cấp tỉnh được cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp và người mẫu đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương.

Với cách quản lý phân cấp như vậy tưởng như chặt chẽ, nhưng vẫn còn thiếu tính nhất quán vì có thể mỗi địa phương có quan điểm và tiêu chí khác nhau trong tổ chức các cuộc thi người đẹp. Còn với doanh nghiệp tổ chức cuộc thi, đôi khi chỉ chú ý đến doanh thu mà xem nhẹ chất lượng.

Ở đây, là chưa nói đến những lùm xùm rắc rối xảy ra xung quanh những tiêu cực trong một số cuộc thi.

Người đẹp là điều hạnh phúc mà tự nhiên ban tặng. Danh hiệu là để tôn vinh thêm cái đẹp. Nhưng đừng vì số lượng, vì sự ăn thua mà làm lạm phát cái đẹp, nhất là làm nhếch nhác cái đẹp, đẩy vẻ đẹp vào vòng thị phi…

lam phat thi nhan sac Tôi đẹp, tôi có quyền vô cảm?

Người đẹp Hoàng My nhắn nhủ: Bão Damrey đến rồi đi trong đêm, không nhằm gì so với thiệt hại của những cơn bão không ...

lam phat thi nhan sac “Ám ảnh” chuyện hoa hậu Việt thi ứng xử

Mỗi mùa hoa hậu qua đi, không thiếu những chuyện “cười ra nước mắt” của các người đẹp khi thi ứng xử.

http://daidoanket.vn/tin-tuc/goc-nhin-dai-doan-ket/lam-phat-thi-nhan-sac-385983

/ Từ Khôi/daidoanket.vn