Chuyên gia luật cho rằng việc tạm giữ hộ chiếu người nước ngoài vi phạm luật giao thông có thể giúp đảm bảo thi hành các quyết định xử phạt.

Chiêu trò tránh bị xử phạt vi phạm giao thông của khách Tây ở Việt Nam Nhiều người nước ngoài sống ở Việt Nam có đủ chiêu để tránh bị CSGT xử phạt khi vi phạm. Họ thường xuyên chở 3, không đội mũ bảo hiểm và thậm chí là vượt đèn đỏ.

"Không thích", "không thoải mái", hay thậm chí "muốn được trải nghiệm một lần bị cảnh sát phạt" là những lý do mà người nước ngoài đưa ra khi không đội mũ bảo hiểm lúc tham gia giao thông tại Việt Nam. 

Tại những nơi được gọi là "khu phố Tây" như Bùi Viện (quận 1, TP.HCM), Thảo Điền (quận 2, TP.HCM), khu vực ven Hồ Tây (Hà Nội), tình trạng người nước ngoài vi phạm an toàn giao thông diễn ra khá thường xuyên. 

Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài đang viện cớ không thể đọc hiểu văn bản tiếng Việt để từ chối ký vào quyết định xử phạt.  

Xử phạt giống với người Việt

Tiến sĩ Cao Vũ Minh (giảng viên Khoa Luật Hành Chính, trường ĐH luật TP.HCM) cho biết, căn cứ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2009 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người nước ngoài vi phạm về giao thông thì hình thức xử phạt và mức xử phạt như công dân Việt Nam. 

Về biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính, TS. Minh cho biết đối với các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền,… thì không quy định có tiếng Anh. Chỉ có hình thức xử phạt trục xuất thì quyết định sẽ có song ngữ Việt - Anh. 

Từ 15/8, Phòng CSGT Công an TP.HCM mở đợt cao điểm xử lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ đối với người nước ngoài

Theo thạc sĩ Lưu Đức Quang (giảng viên khoa Luật trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM), quy định về biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng bình đẳng giữa người Việt Nam và người nước ngoài. 

Việc xử phạt là đúng với quy định pháp luật. Bất kể cá nhân nào tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ luật.

Hiện, hệ thống văn bản luật không có quy định đặc biệt về việc biên bản xử phạt người nước ngoài phải có song ngữ. Quy trình xử lý người vi phạm cũng theo thứ tự là ký vào biên bản rồi nộp phạt đối với hình thức phạt tiền.

Theo ông Quang, việc không quy định tiếng Anh trong các biên bản xử lý vi phạm với người nước ngoài cũng là lỗ hổng trong ban hành pháp luật. Bởi nếu có biểu mẫu dịch thuật để người nước ngoài hiểu rõ lỗi vi phạm của họ thì sẽ dễ giải thích hơn.

Luật sư Trương Hứa (luật sư hành nghề 20 năm ở bang California, Mỹ) cho rằng việc người nước ngoài không chịu ký vào biên bản xử phạt có thể vì biên bản không có nội dung tiếng Anh. Nếu CSGT không nói được tiếng Anh để giải thích rõ ràng hành vi vi phạm cho họ hiểu thì những người này lo sợ sẽ bị "gài".

Phạt người cho thuê xe trước

TS. Cao Vũ Minh cho rằng xử phạt là công đoạn cuối cùng, nếu muốn kiểm soát thì cần phải làm từ khâu ban đầu, tức là quản lý từ khâu cho thuê, cho mượn xe để tham gia giao thông.

Nghị định số 46 quy định hành vi giao xe mà biết rõ người đó không đủ điều kiện lái xe thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc những người nước ngoài không có giấy phép lái xe hay giấy tờ tùy thân mà các chủ cửa hàng vẫn cho thuê xe hay cho mượn xe thì người giao xe cũng sẽ bị xử phạt.

Theo TS. Minh, biểu mẫu dịch thuật bằng ngoại ngữ cũng chỉ có tác dụng đối với người chịu hợp tác, còn với những người chây ì thì khó. 

Người đàn ông quốc tịch Mỹ bị lập biên bản vì không đội mũ bảo hiểm

TS. Minh cho rằng có đến 20-30% trường hợp xử phạt (đối với cả công dân Việt Nam) không thi hành được vì người vi phạm chây ì không chịu nộp phạt. Trong khi đó, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính rất khó thực hiện trên thực tế. 

"Luật pháp cần thay đổi đồng bộ kết hợp với việc quản lý địa bàn chặt chẽ. Thông thường, người nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú (cư trú quá hạn) sẽ dẫn đến nhiều vi phạm khác như giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội", vị tiến sĩ nêu quan điểm.

Do đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, trao đổi, thuê mướn phương tiện giao thông của người nước ngoài.

Tạm giữ hộ chiếu của người vi phạm

Hiện nay, TS. Minh cho rằng người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu "SQ" nhập cảnh Việt Nam rất dễ dàng. Những đối tượng này không cần có người bảo lãnh, không cần chứng minh nhân thân.

Chính những đối tượng này mới có nguy cơ gây ra những vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam mà vi phạm giao thông chỉ là một trong số đó. 

Dù trang bị mũ bảo hiểm, nhiều người nước ngoài vẫn phớt lờ quy định lúc tham gia giao thông

Thực tiễn hành pháp đưa đến nhu cầu lập pháp, ông Quang cho rằng để bảo vệ quyền hợp pháp cho người nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý vi phạm hành chính với đối tượng này, Chính phủ cần quy định bổ sung mẫu các loại biên bản và quyết định có liên quan bằng một số ngôn ngữ quốc tế phổ thông.

Ngoài ra, cần bổ sung quy trình xử lý vi phạm hành chính đối với người nước ngoài cho phù hợp thực tiễn hành pháp, chẳng hạn việc tạm giữ hộ chiếu hoặc cơ chế phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao của nước đó tại Việt Nam nhằm đảm bảo thi hành các quyết định xử phạt. Chính phủ có thể ban hành nghị định hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính đối với người nước ngoài. 

Dân Nga đòi Tổng thống Putin nộp phạt vì vi phạm luật giao thông
Nữ tài xế lái xe sang chen qua làn ngược chiều chờ đèn đỏ
Xử lý nghiêm đối tượng vi phạm Luật Giao thông, dùng gạch tấn công CSGT

 

/ vietnamnet.vn