Tôi đã lên khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Meliã trên nùi Ba Vì vài lần và luôn luôn bị ám ảnh bởi những khu phế tích khổng lồ bao gồm biệt thự cho sĩ quan cao cấp, nhà thờ, sân bay trực thăng, câu lạc bộ sĩ quan và cả những ngôi nhà của người Việt…

Tất cả những công trình kiến trúc được xây dựng từ những đầu thấp kỷ 30 của thế kỷ trước cho tới tận năm 1952 nay đã bị phá sạch, nhiều căn nhà chỉ còn trơ móng…Hơn 100 di tích nằm rải rác từ bình độ 400m ,600m, 700m nay hoang tàn thê thảm.

Hỏi ra mới biết sự phá hoại này là do chính dân ta – người dân bản địa ở vùng rừng Quốc gia Ba Vì phá trong khoảng các năm từ 1978 đến 1988. Họ đập bê tông lấy sắt thép, họ lấy gạch chở về xây nhà…

Nghĩa là tất cả những gì có thể phá được,lấy được là người dân thực hiện "triệt để".

Và tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết là tất cả những " cây cao bóng cả" ở rừng Quốc gia Ba Vì hiện nay là được trồng mới từ năm 1991. Còn trước đó, gần như toàn bộ rừng nguyên sinh của Ba Vì từ cote 800 trở xuống đã bị phá hết . Bao phủ diện tích gần 10 ngàn ha là tre, là cỏ tranh, và các loại cây cộng sinh. Chim thú ở vườn Quốc gia Ba Vì cũng bị săn bắt hết nhẵn, đến mức chuột, rắn cũng không còn…80% rừng Ba Vì hiện nay là rừng mới trồng từ năm 1991.

Lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy những con đường vàng rực hoa dã quỳ, vào dịp cuối năm thu hút mỗi ngày hàng ngàn lượt nam thanh nữ tú lên chụp ảnh là do chính ông Lương Ngọc Anh, Giám đốc Công TNHH Phát triển Công nghệ nhân giống từ gần 20 năm trước.

Tại cuộc Hội thảo Phát huy giá trị phế tích tại vườn Quốc gia Ba Vì được Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Khách sạn Meliã Internationa tổ chức tại Hà Nội vừa, tôi thực sự kinh ngạc trước những gì mà người Pháp đã làm ở đây từ gần trăm năm trước.

Ba Vì đã sớm lọt vào mắt xanh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer như là một trong những địa điểm lý tưởng để quy hoạch thành khu nghỉ dưỡng cùng với Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt... Nhiều cuộc thám sát, khảo nghiệm được thực hành ở Ba Vì, đặc biệt là chuyến công tác kéo dài 4 năm của nhà thực vật học Benjamin Balansa với 5600 mẫu thực vật được tìm thấy. Đầu thế kỷ XX, ngôi biệt thự đầu tiên được xây dựng ở cote 400 Ba Vì thuộc sở hữu của Marius Borel, nhà tư sản sở hữu tới 13 đồn điền trồng trọt và chăn nuôi xung quanh chân núi. Vào những năm tiếp theo, người Pháp đã cho quy hoạch một cách hoàn chỉnh các phân khu ở cao độ 400, 600, 1000 với đầy đủ các chưng năng của một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

2611 nhyng phy tich y tren binh yy 600
Những phế tích ở trên bình độ 600

Vị thế địa lý ở độ cao gần 1300m với những giá trị hiếm có của một thảm thực vật đa dạng, điều kiện khí hậu lý tưởng chỉ dao động từ 17-29 độ, phù hợp với một không gian nghỉ dưỡng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội đã được người Pháp phát hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, và đặt nền móng cho sự ra đời của khu nghỉ dưỡng Melia Ba Vì Moutain Retreat ngày nay (trước đây là Lemonde Ba Vì).

Khai phá và mở con đường đầu tiên đến với đỉnh núi – nơi phát hiện phế tích của ngôi đền cổ thờ vị Thánh chủ vùng đất Ba Vì vào năm 1902 là ông Muselier, Sau đó những người Pháp khác, như các ông Marius Boriel, Muster Lachaud – trú sứ Pháp tại tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), Thuillier... lần lượt xây dựng các công trình với nhiều chức năng tại các cote 400, 800m và 1000m của khu vực núi Ba Vì, nay là Vườn Quốc gia Ba Vì.

Việc xây dựng của những người Pháp ở Ba Vì trong khoảng 40 năm diễn ra trong sự vất vả của cả người dân Pháp và Việt đã giữ cho nơi này một khu vườn nhiệt đới tuyệt vời, một khu du lịch – nghỉ dưỡng – văn hóa hấp dẫn. Cho đến năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, rồi chiến tranh triền miên, việc xây dựng tại đây ngừng lại, nhiều dự định trong quy hoạch của người Pháp chưa được triển khai. Các công trình đã xây dựng dần trở thành hoang phế, lụi tàn.

Ngày nay, cơ may trở lại với Ba Vì khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quyết sách nhằm đưa Vườn Quốc gia Ba Vì có thể phát huy những giá trị mà nó vốn có, đồng thời tạo cơ hội cho Vườn Quốc gia Ba Vì có thể gìn giữ và phát triển một cách bền vững. Một số khu vực và công trình được xây dựng, phục hồi như: Các đền Thờ ĐứcThánh Tản, đền thờ Bác Hồ... các khu nghỉ dưỡng trên cote 400m và 600m... để phục vụ du khách tham quan, nghỉ dưỡng và cảm thụ các giá trị của hệ sinh thái độc đáo đa dạng của Ba Vì.

Quy hoạch phát triển của Vườn Quốc gia Ba Vì cơ bản giữ nguyên theo quy hoạch của người Pháp. Chỉ có hơi khác là diện tích khu Du lịch, Dịch vụ, Hành Chính mà người Pháp quy hoạch là hơn 200ha thì quy hoạch hiện nay chỉ dưới 200ha.

2546 myt toa biyt thy nay chy con la phy tich
Một tòa biệt thự nay chỉ còn là phế tích

Trong khoảng 15 năm trở lại đây, ngành du lịch đã có những bước phát triển cực kỳ mạnh mẽ và đã trở thành một “ngành công nghiệp không khói” quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

Những khu du lịch danh tiếng nhất hiện nay như khu Fansipan ở Sapa; khu Bà Nà ở Đà Nẵng; khu Vinpearl Nha Trang hay Phú Quốc và dĩ nhiên không thể không nói đến khu Melia Ba Vì... đều do những tập đoàn kinh tế tư nhân xây dựng.

Sự phát triển của những khu du lịch này đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Việt Nam, tạo sức hút lớn đối với quốc tế; tạo công ăn việc làm cho người bản địa và đóng góp to lớn cho ngân sách.

Một thực tế mà ai cũng thấy, đó là : những nơi nào được các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư làm du lịch thì nơi đó môi trường được đảm bảo, cảnh quan được giữ gìn, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Và các tập đoàn kinh tế tư nhân đã gìn giữ môi trường, cảnh quan và gìn giữ các giá trị văn hóa, kiến trúc, du lịch tốt hơn bất cứ một doanh nghiệp Nhà nước nào

Không thể có đủ ngân sách chi cho đủ việc bảo vệ rừng. Chỉ có cách giao cho doanh nghiệp, họ đầu tư phát triển du lịch trên cơ sở giữ gìn những giá trị cơ bản nhất của khu bảo tồn… Khi đã đầu tư, doanh nghiệp buộc phải có biện pháp giữ rừng một cách tốt nhất bởi vì với họ, giữ được rừng thì họ sẽ tồn tại.

Và với các khu như Ba Vì, như Bà Nà, Phanxipang… nếu không biết cách dùng " mỡ nó rán nó" thì chẳng những du lịch không phát triển, di tích sẽ hoang phế, mà rừng cũng bị phá sạch.

Công lao lớn cho việc giữ rừng Ba Vì hiện nay, không kể đến Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Meliã của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ.

Dự án này được ký với Vườn Quốc gia Ba Vì trong thời gian 30 năm là từ 2017 đến 2047. Hết 30 năm, nếu không thực hiện tiếp thì toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp sẽ thuộc về Nhà nước.

Tuy nhiên, trước đó từ hơn chục năm, Công ty THHH Phát triển Công nghệ đã phải cùng với Ban Quản lý Vườn Quốc gia trồng lại toàn bộ rừng, làm lại những con đường có từ thời Pháp, và làm hệ thống cấp điện, nước; tôn tạo cảnh quan cho phù hợp, đồng thời tiến hành các biện pháp giữ gìn các phế tích.

Nhưng làm du lịch ở khu bảo tồn, quả là lắm chuyện nhiêu khê. Daonh nghiệp bỏ tiền ra nhưng có phải muốn làm gì cũng được đâu… Đặt một viên đá cũng phải xin phép; sửa vài mét đường bị sạt lở, cũng phải đi vài cửa. Đó là chưa kể chế độ thu thuế theo " doanh thu" – Nghĩa là thu thuế 2% trên tổng doanh thu, còn bất biết doanh nghiệp phải chi phí thế nào trong số doanh thu đó.

3 năm trôi qua, Dự án mới thực hiện gần hết Giai đoạn 1. Nhà đầu tư đã làm hết các thủ tục để phát triển giai đoạn 2 , cũng theo đúng quy hoạch của Vườn. Các Bộ như Bộ tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Chính quyền địa phương và các cơ quan có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thẩm định và có ý kiến xong hết, giờ chỉ còn chờ lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký.

Gần đây, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân, và Đảng cũng đã coi doanh nghiệp tư nhân là " động lực" phát triển của kinh tế… Tuy nhiên sự chuyển biến thực sự còn rất chậm, chưa đáp ứng thực tế của sự phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Nguyễn Như Phong

Làm thế nào biến Làm thế nào biến " phế tích" thành " kỳ tích"
Hoa dã quỳ nở rộ trên núi Ba Vì Hoa dã quỳ nở rộ trên núi Ba Vì

/ Nghề nghiệp và cuộc sống