Lệnh cấm đánh bắt cá tuyết tại vùng biển Baltic sẽ kéo dài đến ngày 31/12, và Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nếu không hành động ngay lập tức, nguồn cá tuyết sẽ cạn kiệt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Wikipedia) |
Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/7 đã công bố lệnh cấm ngay lập tức đối với việc đánh bắt cá tuyết tại hầu hết các vùng Biển Baltic nhằm khôi phục nguồn cá đang bị đe dọa cạn kiệt. Lệnh cấm trên sẽ kéo dài đến ngày 31/12.
Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nếu không hành động ngay lập tức, nguồn cá tuyết sẽ cạn kiệt. Ủy viên EU phụ trách ngư nghiệp, ông Karmenu Vella nhấn mạnh trong một thông báo: "Chúng ta phải hành động khẩn cấp nhằm phục hồi nguồn cá tuyết, vì cả lợi ích cho nguồn cá, và cả lợi ích đối với ngư dân."
EC thừa nhận đánh bắt quá mức không phải là yếu tố duy nhất đe dọa nguồn cá tuyết tại vùng biển Baltic, mà các yếu tố môi trường trong đó bao gồm các yếu tố liên quan đến nguồn nước như thiếu độ mặn, nhiệt độ quá cao, oxy quá ít và thực vật ký sinh... cũng là nguyên nhân khiến nguồn cá giảm mạnh.
Tuy nhiên, Europeche, đại diện cho lợi ích của ngành đánh bắt của EU, đã chỉ trích gay gắt lệnh cấm trên, cho rằng hạn ngạch đánh bắt vốn đã giảm mạnh.
Tổng sản lượng đánh bắt cá tuyết cho phép tại khu vực Tây biển Baltic đã giảm hàng năm kể từ năm 2014 xuống còn 24.000 tấn trong năm 2019./.
Indonesia gọi cách đánh bắt của Trung Quốc là "hành vi tội phạm" Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia chỉ trích việc Trung Quốc không ngừng mở rộng khu vực đánh bắt cá, xâm phạm vùng ... |
'Siêu tàu' Trung Quốc vét sạch cá thế giới 2.600 siêu tàu đánh cá của Trung Quốc đang càn quét đến cạn kiệt nguồn cung hải sản trên thế giới |
Từ châu Phi đến Nam Mỹ, tàu Trung Quốc đánh bắt cá của cả thế giới Đội tàu đánh cá phương xa của Trung Quốc luôn được biết đến là có quy mô lớn nhất thế giới với khoảng 2.500 tàu, ... |