Đã gần một năm kể từ khi Hà Nội có chủ trương làm “sống lại” 4 con sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy, song câu chuyện này rất khó thành hiện thực.
Đương đầu với sự ô nhiễm nặng nề, để giải cứu được những con sông chết này cần có sự quyết tâm của chính quyền và sự chung tay của người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, tại nhiều đoạn của sông Kim Ngưu (một phân lưu của sông Tô Lịch), người dân vẫn hồn nhiên vứt rác xuống lòng sông.
Nhiều người không ngần ngại vứt xác động vật xuống sông. Nhiều xác động vật phân hủy, bốc mùi hôi thối khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Dù được nạo vét và nhặt rác mỗi ngày, nhưng lòng sông không khi nào hết rác.
Mỗi ngày, công nhân của Công ty cấp thoát nước Hà Nội đều làm việc hết công suất. Anh Thái, một công nhân làm việc lâu năm, chia sẻ: “Tôi làm việc này 20 năm nay rồi, làm đến mức như thành một thói quen. Còn hơn 1 tháng nữa tôi về hưu rồi, cũng mong mọi người có thể chung tay để cứu những con sông này, mang lại cảnh quan đẹp hơn cho thành phố”.
Chị Hoa, một người bán nước ven sông Tô Lịch, cho biết: “Không khí ở đây ô nhiễm kinh khủng. Vậy mà nhiều người còn mang thêm rác ra vứt, sống ở đây lâu như vậy rồi mà tôi vẫn không thể quen mùi thối này. Ngồi bán nước, tôi thấy ngày nào mấy người công nhân này cũng đi thu rác từ 7h30 đến 11h30 sáng. Buổi chiều lại bắt đầu từ 13h30 đến 16h30 nhưng rác vẫn ngập ngụa”.
Ông Bùi Quang Dũng, tổ trưởng tổ 13, phụ trách đoạn hạ nguồn sông Tô Lịch, chia sẻ: “Trên đoạn sông chúng tôi phụ trách, vẫn còn nhiều người vứt rác bừa bãi, có những con vật chết hay cả bao tải to. Để nâng cao ý thức người dân, chúng tôi có tuyên truyền, vận động bà con, cắm biển báo, nhưng ít hiệu quả. Họ vứt chủ yếu vào buổi tối. Khi bị nhắc nhở thì nói rằng, nếu không vứt thì lấy đâu ra rác cho các ông dọn”.
Những người công nhân làm việc bất kể nắng mưa.
Một trong những lí do đáng quan tâm nữa là hàng ngày hàng trăm ống xả nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý vẫn đổ thẳng ra các con sông. Không biết đến bao giờ các con sống giữa lòng Hà Nội được "sống lại"?
"Móc ruột" sông Hương Tình trạng khai thác cát trái phép ngoài các mỏ cát được cấp phép trên sông Hương diễn ra tấp nập đang từng ngày bức ... |
"Người hùng" cứu hơn 20 nạn nhân vụ cháy chung cư: “Tôi sẽ không bao giờ quên được trận chiến hôm nay" Chiến sĩ Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết, những người lính cứu hỏa như anh không nghĩ nhiều đến tính mạng, khi thấy lửa mà ... |
Người giàu thứ ba thế giới: Không dùng tiền cho con sống sang chảnh Là huyền thoại trong giới đầu tư, Warren Buffett chú trọng giáo dục con sống tiết kiệm và có tư duy quản lý tiền bạc, ... |
Mất 1,6 tỷ USD, đại gia Thái gặp cơn sóng gió ở Việt Nam Chỉ 3 tháng sau khi kết thúc thương vụ lịch sử, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi chứng kiến túi tiền bốc hơi 1,6 tỷ ... |
GẠC MA KHẮC CỐT GHI TÂM (*): Ký ức đau thương "Thà hy sinh chứ không thể mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ Tổ quốc linh thiêng" - lời nói ... |
Vợ chồng Mỹ để con sống trong hộp có thể vì quá nghèo Người quen cho rằng gia đình ông Panico ở California họ không đủ khả năng tài chính nên ba con phải sống trong hộp suốt ... |
Con sông ô nhiễm nhất thế giới nuôi sống 28 triệu dân Indonesia Hơn 1.000 nhà máy xả nước thải độc hại xuống dòng nước đã khiến sông Citarum, nguồn sống của khoảng 28 triệu dân ở Tây ... |
Đằng sau nghi vấn “Góa phụ trắng” của IS còn sống Thông tin “Góa phụ trắng” của IS Sally Jones được đưa vào danh sách 40 chiến binh IS nguy hiểm nhất làm dấy lên đồn ... |
Chiến binh \'Góa phụ trắng\' của IS có thể còn sống Việc giới chức Mỹ đưa \'Góa phụ trắng\' Sally Jones vào danh sách 40 chiến binh IS nguy hiểm nhất làm dấy lên đồn đoán ... |
Chiêm ngưỡng sóng đá kỳ vĩ ở Australia Tới Australia, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng cấu trúc đá đặc biệt có hình thù giống con sóng khổng lồ. |