Theo đó, lính cứu hoả và quan chức khẩn cấp tại Montreal (Canada) khuyến cáo người dùng sạc điện thoại qua đêm

z5981643880785_fd67cac9741e5c90f

Theo tờ Montreal Gazette, ông Matthew Griffith, trưởng phòng phòng ngừa tai nạn của Sở Cứu hỏa Montreal, cho biết tính từ đầu năm đến hết tháng 9, cơ quan này đã ghi nhận 40 vụ cháy liên quan đến pin Li-ion. Trước 2020, con số chỉ dừng lại khoảng 7 vụ mỗi năm.

Lần gần nhất là giữa tháng 9, vụ cháy bắt nguồn từ một container chứa 15.000 kg pin lithium-ion, tương đương với khoảng 200 chiếc xe Tesla, đã bốc cháy và tạo ra một đám cháy lớn. Khói dày đặc và mùi hóa chất cháy đã lan tỏa trong không khí suốt nhiều giờ, buộc 100 người gần đó phải sơ tán để đảm bảo an toàn.

Griffith cho rằng pin Li-ion ngày càng phổ biến là nguyên nhân chính khiến số vụ hỏa hoạn tăng. Li-ion có trên mọi thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng đến xe máy và ôtô điện.

"Những đám cháy do pin này gây ra rất khó dập tắt", Martin Guilbault, Giám đốc Sở Cứu hỏa Montreal, nói. "Cách duy nhất là dội nước vào pin để làm mát và ngăn chặn phản ứng dây chuyền".

Ngoài nguy cơ hỏa hoạn tức thời, những sự cố cháy nổ pin Li-ion còn giải phóng chất ô nhiễm có hại như hydro florua và bụi mịn PM2.5, có thể xâm nhập vào phổi và máu.

"Tiếp xúc với nồng độ hydro florua rất cao có thể gây bỏng hóa chất, kích ứng mắt và khó thở", Jill Baumgartner, giáo sư nghiên cứu dịch tễ học và sức khỏe nghề nghiệp tại Đại học McGill, cho biết. "Tiếp xúc cấp tính với PM2.5 có thể gây nhiều tác động đến sức khỏe, từ kích ứng cổ họng, hen suyễn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, nhất là ở trẻ em, người già, người có bệnh nền".

 

Bên cạnh đó, giới chức tại thành phố Montreal đang đưa ra lời khuyên quan trọng cho người dùng smartphone: không nên sạc điện thoại khi ngủ. Nguyên nhân chính là mối lo ngại về pin lithium ion, loại pin thường được sử dụng trong điện thoại có khả năng bắt lửa trong quá trình sạc.

Để đảm bảo an toàn khi sạc thiết bị, người dùng smartphone nên tuân thủ các hướng dẫn sau: Sử dụng bộ sạc chính hãng, tránh mua hàng nhái giá rẻ, thay thế pin cũ bằng pin mới chính hãng, chỉ sạc smartphone khi còn thức, sạc smartphone trên bề mặt cứng, không để trên giường hay sofa.

"Tôi biết nhiều người sạc điện thoại qua đêm, nhưng chúng tôi khuyên nên hình thành thói quen sạc lúc còn thức. Nếu xảy ra sự cố, vấn đề có thể được giải quyết nhanh chóng", Griffith khuyến cáo.

Theo tờ WSJ, hiện pin Li-ion đang có mặt trong mọi gia đình, đa số mỗi gia đình đều sở hữu ít nhất một thiết bị chứa Li-ion. Chúng sẽ an toàn nếu bạn sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, trong các trường hợp như lỗi, hỏng, dùng thời gian quá dài hoặc sử dụng sai cách, nguồn năng lượng khổng lồ bên trong sẽ được giải phóng một cách mất kiểm soát, kiến bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Việc tỉnh táo và cảnh giác khi sạc smartphone có thể giúp người dùng phát hiện và dập tắt hỏa hoạn kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng do khói độc gây ra.