Chất lượng nguồn nhân lực kém, tỷ lệ thanh niên, cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp cao là những vấn đề các đại biểu lo lắng chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung trong nửa cuối phiên chất vấn sáng 5.6.
Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) đặt câu hỏi về giải pháp cho vấn đề chất lượng nguồn nhân lực còn thấp cũng như những giải pháp cần ưu tiên trong giáo dục nghề nghiệp. Cũng lo lắng về chất lượng nguồn lực, đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) đặt câu hỏi về giải pháp cho thực trạng cơ cấu nghề bất cập thiếu nhân lực chất lượng cao; trong khi đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) hỏi về giải pháp để sắp xếp lại trung tâm dạy nghề, xử lý bài toán thất nghiệp hiện nay.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, dẫn tới năng suất lao động thấp, mà nguyên nhân là do chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, chất lượng nguồn lực chưa đáp ứng về kỹ năng, điều kiện đảm bảo người làm việc từ môi trường làm việc (gồm thu nhập độ an toàn và mạng lưới an sinh) chưa cao.
Để giải quyết vấn đề này, ông Đào Ngọc Dung khẳng định thời gian tới sẽ ưu tiên giáo dục nghề nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với cách mạng 4.0.
Để tạo đột phá, Bộ trưởng Dung cho biết có 3 chuyện phải quan tâm gồm quy hoạch lại mạng lưới, chuyển các cơ sở đào tạo nghề sang tự chủ và trong giáo dục nghề nghiệp chuyển sang hướng mới kết nối doanh nghiệp, DN và nhà trường đồng hành. Năm 2018 đã thí điểm 10 trường liên kết ký với 15 tập đoàn, đào tạo theo đơn đặt hàng, hướng chuyển sang đào tạo gắn với thị trường, với cung cầu, cái yếu của Việt Nam thời gian qua.
Bộ trưởng cũng khẳng định đang xây đề án nâng cao chất lượng, thay đổi cơ cấu, trong đó tập trung xử lý tìm cách giải quyết việc làm cho 215.000 sinh viên người tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp, đồng thời tập trung đào tạo, đào tạo lại cho người lao động đang làm việc có nguy cơ mất việc đặc biệt ở 3 lĩnh vực gồm giầy da, may mặc và công nghệ.
Bộ cũng tập trung sắp xếp bộ máy giáo dục nghề nghiệp. Hiện có 1.954 cơ sở giáo dục nghề, trong đó có 397 trường cao đẳng 307 công lập, 525 trường trung cấp, phần đa là công lập và còn hơn 600 cơ sở giáo dục cấp huyện. 2 năm qua, bộ đã kiên trì sắp xếp, tinh gọn hơn nhưng mới là bước đầu và sắp tới xác định trường nào không tuyển sinh được, không đáp ứng yêu cầu trong 3 năm thì sắp xếp lại, cần thiết thì giải thể.
Không ít đại biểu Quốc hội chưa hài lòng về trả lời chất vấn của Bộ trưởng GTVT Đầu giờ chiều 4.6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã kết thúc phần trả lời chất vấn của mình. Trao ... |
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà: Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất ở đặc khu Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà cho biết đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện việc người nước ngoài mua đất ở các địa ... |