Trải qua hơn 100 năm tồn tại, cầu Long Biên (Hà Nội) đang dần xuống cấp nghiêm trọng. Bề mặt cầu xuất hiện nhiều lỗ hổng, vết nứt dài thấy rõ được cả nước dưới lòng sông.

 

30
Biển cảnh báo với dòng chữ "Cầu Long Biên yếu" được treo tại đầu lối lên phía khu vực quận Hoàn Kiếm.
31
Cầu Long Biên là một trong 7 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên.
32
Dù được tu sửa nhiều lần nhưng với tuổi đời đã lớn, cầu Long Biên vẫn không tránh được sự xuống cấp theo thời gian.
33
Chỉ cần đi một vòng qua cầu có thể dễ dàng nhận thấy nhiều vị trí trên bề mặt cầu xuất hiện các lỗ hổng to, vết nứt dài thấy rõ được nước dưới lòng sông Hồng.
34
35
Một số thanh gỗ trên đường ray tàu hoả chạy qua cầu Long Biên đã bị mục ruỗng.
36
Công trình hành lang, lối lên cầu cũng xuống cấp, gây mất mĩ quan đô thị.
37
Kết cấu khung thép, cấu trúc của cầu Long Biên hoen gỉ theo thời gian.
38
Kết cấu mặt đường bộ thông hành trên cầu Long Biên gồm các tấm bê tông xi măng bắc trên dầm thép, lớp trên cùng được thảm nhựa. Tuy nhiên, lớp nhựa trên cùng thường xuyên bị nứt dọc theo các tấm đan, khiến mặt đường không bằng phẳng.
39
Trước đó, vào hôm qua (28/5), khung thép bị han gỉ trên cầu Long Biên đã khiến một tấm bê tông xi măng sụt xuống, tạo lỗ thủng nhìn thấy cả mặt sông Hồng. Tấm bê tông mắc lại ở hệ dầm thép bên dưới, không bị rơi xuống sông. Đơn vị quản lý cầu Long Biên đã cho công nhân khắc phục sự cố ngay sau đó nhưng vẫn để lại mối lo cho người dân hằng ngày lưu thông qua cây cầu hơn 100 tuổi này.
40
Hiện nay, n​​​​​hiều máy móc thiết bị cùng công nhân đang thi công trụ cầu chống va đập mới cho cầu Long Biên bị hư hỏng nặng sau thời gian dài sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho cây cầu gần 120 tuổi của Hà Nội.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, khởi công tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillié (Pháp) thiết kế và khánh thành năm 1902. Cầu dài 1.691 m, ban đầu là cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa, hai bên dành cho phương tiện đường bộ.

Trong thời gian chiến tranh, cầu bị hư hỏng một số nhịp. Để đảm bảo giao thông, nhà nước đã gia cố tạm bằng các hệ dầm kỹ thuật. Giai đoạn 1995-2010, cầu Long Biên đã được gia cố sửa chữa với tổng mức đầu tư 116 tỷ đồng. Năm 2015, ngân sách Nhà nước chi 300 tỷ đồng để đại tu công trình.

Sáu năm qua, cầu chỉ được bảo dưỡng định kỳ, mỗi năm bốn lần, chủ yếu với đường sắt như cạo gỉ sắt, sơn lại, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, vệ sinh cầu... Hiện cầu Long Biên chỉ dành cho đường sắt, phần đường bộ dành cho xe máy và xe thô sơ. Ôtô không được qua cầu.

N.Thắng / CAND