Bốn thầy trò hàng ngày miệt mài luyện chữ tại điểm trường heo hút cả năm không bóng người qua lại.
|
Huổi Lụ 2 là điểm trường xa nhất của Trường Tiểu học bán trú Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên). Cả xã có 11 điểm trường thì Huổi Lụ 2 cách trung tâm 22 km, đường sá đi lại khó khăn, chỉ có thể men theo đường mòn bên núi, bơi, lội qua suối. Các thầy cô thường luân phiên lên cắm bản, ăn ở và sinh hoạt như người dân bản địa để gieo chữ. |
|
Điểm trường Huổi Lụ 2 chỉ có một học sinh lớp 1 và hai học sinh lớp 2. Học sinh từ lớp 3 sẽ chuyển xuống trường trung tâm học. Trong lớp có hai chiếc bảng, một chiếc dành cho lớp 1 và một chiếc dành cho lớp 2. Nhiều khi, để học sinh không bị phân tâm, thầy phải cho ngồi cùng hướng, trong khi chỉ dạy cho học sinh lớp 2 thì em lớp 1 phải tự học. |
|
“Điểm trường hẻo lánh cách xa bản, nằm bên kia suối, ngày thường các em tự đi bộ đến trường. Những ngày mưa to, hoặc mưa lũ, các thầy phải chèo bè qua sông đón học sinh đến lớp rồi lại đưa về”, thầy Bùi Văn Thuận (37 tuổi, quê Thanh Hóa) có hơn 10 năm giảng dạy tại Pá Mỳ cho biết. |
|
Dù nhỏ tuổi, đến mùa làm nương các em vẫn nghỉ ở nhà trông em, hoặc mải chơi không lên lớp thì thầy cô lại phải đến vận động. "Các thầy cô phải biết tiếng dân tộc thì mới hiệu quả trong giảng dạy. Ngày mới vào dạy tại điểm trường, chưa biết tiếng của đồng bào, thầy rất khó tiếp cận để vận động phụ huynh cho trẻ đến lớp", thầy Thuận vui vẻ nói. |
|
Học sinh 100% là người dân tộc, nói tiếng Kinh bập bẹ, việc tập trung cho trẻ rất khó. Khi giảng dạy, thầy cần rất kiên trì, sử dụng ngôn ngữ chân tay. |
|
Những buổi học vã mồ hôi của thầy và trò. Thầy Thuận chia sẻ, hơn 10 năm cắm bản, có nhiều lúc khó khăn khiến nản lòng, nhưng nhìn đám học trò hồn nhiên lại không dứt được, cứ vậy thành quen. |
|
Tẩn Duần Yên (lớp 2), Tràn Thị Hương (lớp 2), Tẩn Mùi Khé (lớp 1) từ trái sang. Những học sinh này là động lực níu giữ chân thầy giáo ở nơi heo hút gió của vùng cao Tây Bắc. |
| Chuyện những thầy cô ở ngôi trường học sinh hát Quốc ca bằng tay Đó là câu chuyện của những thầy cô giáo ở Trường PTCS Xã Đàn - ngôi trường đặc biệt dành cho những trẻ em khiếm ... |
| Giáo viên thời Facebook, Zalo: Tây học, trẻ trung, giỏi ngoại ngữ Tương tác với học trò qua mạng xã hội bất kể ngày đêm, không còn chú trọng vào biên chế, định hướng học sinh vươn ... |
| Cuộc sống của 46 thầy ở trường tiểu học chưa từng có giáo viên nữ “Chúng tôi sống như một gia đình, đàn ông với nhau cả nên xuề xòa lắm. Nhưng khi dạy học thì lại khác, phải thật ... |
https://vnexpress.net/photo/giao-duc/lop-hoc-bon-thay-tro-o-reo-cao-3672634.html