Mặc dù Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn đã được chuẩn bị trong thời gian dài, nhưng khi đi vào thực tiễn còn không ít vướng mắc, bất cập.
Đất của ông Lê Văn Hồng bị thu hồi để giao cho doanh nghiệp. Ảnh: QĐ |
Nhập nhèm
Vừa qua, dư luận Nghệ An rộn lên vụ việc ông Lê Văn Hồng (khối 5, phường Lê Lợi), kiện UBND TP Vinh và HĐND tỉnh này vì đã ra văn bản thu hồi đất trái luật.
Cụ thể, dựa vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, năm 2015, UBND TP Vinh ban hành quyết định thu hồi gần 1.000m2 đất của ông Hồng để thực hiện dự án "Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp BMC - Vinh - Plaza".
Mặc dù đã có bản án có hiệu lực pháp luật, khẳng định việc thu hồi đất trái luật, nhưng UBND tỉnh Nghệ An và UBND TP Vinh vẫn khẳng định thu hồi đất đúng luật, cho rằng dự án nói trên là “chỉnh trang đô thị” (?).
Đến nay, UBND TP Vinh vẫn chưa chấp nhận thua cuộc và đang tìm cách thu hồi đất của ông Hồng để giao cho DN.
Điều bất cập là trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn, không giải thích rõ ràng thế nào là dự án “chỉnh trang đô thị”. Một số văn bản khác như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị cũng không định nghĩa khái niệm này.
Theo Điều 62 Luật Đất đai 2013, dự án thu hồi đất phải có mục đích “vì lợi ích quốc gia, công cộng”, nên đương nhiên dự án giao cho DN kinh doanh thì không thể thu hồi đất, nhưng cũng cần thiết có quy định rõ ràng. Nếu không, rất dễ dẫn đến tùy tiện vận dụng, lạm dụng.
Thu hồi đất để... phân lô bán nền
Một sự kiện cũng “lạ” không kém là UBND TP Vinh (Nghệ An), vào năm 2016, đã ban hành thông báo thu hồi khoảng 40 nghìn m2 đất lúa của dân xã Hưng Lộc, để thực hiện dự án “hạ tầng kỹ thuật khu chia lô đất ở dân cư và hạ tầng công cộng phục vụ dân cư hai bên đường quy hoạch”. Mục đích của dự án, như thừa nhận của cán bộ UBND TP Vinh, là để... phân lô bán nền, thu ngân sách.
Cán bộ nói trên cho biết, dự án đúng luật và thành phố đã thực hiện nhiều dự án tương tự, đúng với quy định xây dựng “khu dân cư nông thôn mới”.
Trong Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai 2013 có quy định, nhà nước thu hồi đất để xây dựng “khu dân cư nông thôn mới, khu dân cư nông thôn”.
Tuy nhiên, luật và văn bản hướng dẫn không định nghĩa cụ thể thế nào là dự án “khu dân cư nông thôn”.
Được biết, dự án khu dân cư nông thôn phải là chỗ ở của cư dân sản xuất nông nghiệp địa phương. Còn dự án bán nền đấu giá, ai có tiền đến ở thì không phải là khu dân cư nông thôn, càng không phải là khu dân cư nông thôn mới.
Ngoài ra, khái niệm “đất khai hoang không xin phép” và “đất lấn chiếm” chưa được phân định rõ ràng.
Rất cần thu thập những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn, để sớm có điều chỉnh, bổ sung.
Thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Thanh tra Chính phủ TTCP vừa công bố quyết định thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trong việc thực hiện ... |
Chi tiền triệu mới được làm hồ sơ chuyển nhượng đất Được chị gái cho đất ở, vợ chồng anh Thuyết lên UBND xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) làm thủ tục thì lãnh ... |
Vụ "biệt phủ" ở Yên Bái: Làm rõ sai phạm ông Quý "chống lưng" cho vợ làm "cò đất"? "Ông Phạm Sỹ Quý là cán bộ làm quản lý ở lĩnh vực đất đai mà vợ ông lại đi thực hiện chuyển đổi mục ... |
https://laodong.vn/dien-dan/luat-dat-dai-lam-gi-de-tranh-nhap-nhem-loi-dung-572109.ldo