Từ năm 2020, bắt buộc việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt không phải là người địa phương, đó là chỉ đạo của UBND TPHCM. Một chủ trương rất được sự đồng tình của dư luận, bởi lẽ, đây là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ.

Luật Hồi tỵ

luat hoi ty dep nan ca ho lam quan

Tình trạng một người làm quan, cả họ được nhờ hiện rất phổ biến. Ảnh minh họa, nguồn: Báo Công Lý.

Những thông tin về việc bổ nhiệm cán bộ theo kiểu "gia đình trị" ở một số địa phương đã được xác định là có thật, không phải là lời đồn đoán, điều này thực sự gây bức xúc trong dân chúng. Sự lạm dụng quyền lực để tạo phe cánh sẽ dẫn đến tham nhũng, lợi ích nhóm và bao che cho nhau. Sẽ không có cơ chế nào có thể kiểm soát được những hành vi bất chính khi chính những người giám sát và kiểm tra cơ chế là một nhóm lợi ích.

Cách làm này không mới, cha ông chúng ta đã thấy được mối nguy đó và ngăn chặn bằng các quy định của pháp luật. Luật Hồi tỵ ra đời có những quy định tiến bộ đến bất ngờ, cho đến nay, vẫn còn giá trị áp dụng vào thực tiễn: Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy. Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc. Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ…

Đặc biệt, Luật Hồi tỵ quy định nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng... trong địa hạt cai quản của mình.

Vậy thì làm sao quan lại có thể kiếm đất đai dễ dàng để kinh doanh hay xây biệt phủ được.

Trở lại chủ trương không bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt là người địa phương của TPHCM, cho thấy cần noi rộng ra các tỉnh thành khác. Ở các tỉnh, tình trạng nâng đỡ người trong gia đình, dòng tộc không chỉ còn là hiện tượng mà rất phổ biến, cho nên cần phải có "cơ chế hãm", bằng quy định như TPHCM. Người làm cán bộ lãnh đạo không phải là người của quận, huyện, thị xã đó, có như vậy mới tránh được tình trạng cả họ làm quan trong một huyện.

Vậy cấp tỉnh, thành thì sao? Báo chí đã chứng minh có địa phương gồm nhiều người trong một dòng họ làm quan, những người giữ chức vụ lớn bé khác nhau trong tỉnh đều là bà con ruột thịt của lãnh đạo. Không thể có sự trong sáng vô tư trong chuyện bổ nhiệm này, mà dứt khoát đã lợi dụng quyền lực công để lo chuyện riêng tư.

Hãy học sự tiến bộ của Luật Hồi tỵ để hạn chế tham nhũng quyền lực, tham nhũng đất đai.

luat hoi ty dep nan ca ho lam quan “Trừng trị nghiêm người lợi dụng, khai man để bổ nhiệm người nhà”

GS.TS Phan Xuân Sơn cho rằng cần phải trừng trị nghiêm những người lợi dụng quy trình, khai man quy trình để bổ nhiệm người ...

luat hoi ty dep nan ca ho lam quan Bình Định bổ nhiệm 50 công chức làm lãnh đạo khi chưa đủ điều kiện

Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện Bình Định có 50 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn thiếu một hoặc một ...

/ https://laodong.vn