Theo quan điểm của luật sư tại Công ty luật DFC, việc xử phạt và buộc tội một cá nhân không phải là giải pháp đầy đủ, toàn diện và tận gốc để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em, phụ huynh hành hung giáo viên.

luat su hien ke ngan chan tinh trang phu huynh hanh hung giao vien

Chia sẻ

Thời gian qua xảy ra liên tiếp vụ bạo hành giáo viên ngay trong phạm vi trường học khiến các thầy cô bất an.

Ngày 30.3, Công an TP.Vinh, Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Phan Thị Nghĩa (trú ở phường Trung Đô, TP.Vinh) về tội “Làm nhục người khác”. Bà Nghĩa được xác định là người đã xông vào trường đánh một giáo sinh tại Trường Mầm non Việt – Lào nhập viện, có biểu hiện dọa sẩy thai và ép cô giáo quỳ gối xin lỗi gây bức xúc trong dư luận những ngày qua.

Theo quan điểm của các luật sư tại Công ty luật DFC, việc buộc tội, xử lý một cá nhân là chưa đủ, khó có thể đảm bảo những vụ việc tương tự không tái diễn. Luật sư DFC đưa ra 3 giải pháp để ngăn chặn vấn nạn bạo hành xảy ra trong môi trường giáo dục:

Lãnh đạo ngành giáo dục phải có trách nhiệm

Liên tiếp những vụ giáo viên mầm non đánh trẻ thời gian qua đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ, nhân văn về người thầy, người cô. Bởi vậy, niềm tin của phụ huynh học sinh với các thầy cô dạy trẻ đã dần bị vơi đi, thay vào đó là nỗi ám ảnh, sự nghi ngờ.

Mặc dù những việc bạo hành, ngược đãi học sinh của cô giáo rất ít nhưng đã làm ảnh hưởng, làm mất đi hình ảnh cao cả, ý nghĩa thiêng liêng của nghề “dạy người”.

Trong thực tế, khi để xảy ra tình trạng học sinh bị bạo lực, người lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương chưa thực sự có những lời xin lỗi chân thành, những biện pháp, hành động thiết thực để chia sẻ, giảm bớt những bức xúc, lo lắng của gia đình học sinh.

Qua sự việc này, ngành giáo dục phải nghiêm túc nhìn nhận, kiểm điểm lại; từ đó mới hy vọng lấy lại được niềm tin, hình ảnh của thầy cô đối với gia đình, phụ huynh học sinh.

Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử hoặc kỹ năng sư phạm của giáo viên trong trường học

Ngành giáo dục mầm non nói chung hoặc từng cơ sở dạy trẻ nói riêng cần phải xây dựng được bộ quy tắc ứng xử hay là các kỹ năng sư phạm của giáo viên khi học sinh có biểu hiện không ngoan tại nhà trường. Bộ quy tắc, các kỹ năng này cần phải được xin ý kiến rộng rãi và được sự thống nhất của cha mẹ, phụ huynh học sinh.

Trên cơ sở đó, các thầy cô sẽ tự tin áp dụng và dạy dỗ các con được tốt và thuận lợi hơn. Đối với đội ngũ giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm, bộ quy tắc này sẽ giúp cho các thầy, cô bớt lo lắng và có niềm tin hơn trong quá trình hành nghề, nhất là khi gặp phải các học sinh cá biệt, không ngoan.

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa nhà trường và gia đình

Tâm lý của phụ huynh là muốn biết và tìm hiểu về phương pháp dạy dỗ, về nhà trường, các thầy cô, những người mà hằng ngày dạy dỗ, bảo ban con cái mình. Để đạt được nguyện vọng đó, các cơ sở giáo dục định kỳ hoặc thường xuyên phải tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu giữa phụ huynh học sinh với nhà trường.

Thông qua các buổi gặp gỡ, giao lưu như thế, thông tin giữa gia đình và nhà trường sẽ được trao đổi, chia sẻ nhiều hơn; mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh với các thầy cô được gắn kết.

luat su hien ke ngan chan tinh trang phu huynh hanh hung giao vien Phụ huynh bị khởi tố vì ép nữ sinh thực tập quỳ xin lỗi

Với hành vi đánh, bắt nữ sinh thực tập quỳ xin lỗi tại lớp học, người đàn bà 35 tuổi bị xử lý hình sự ...

luat su hien ke ngan chan tinh trang phu huynh hanh hung giao vien Nữ giáo viên thực tập bị đánh nhập viện: Trẻ tím chân do chơi đu quay

Theo ban giám hiệu trường Mầm non Việt - Lào, Nghệ An, con phụ huynh Nghĩa bị bầm tím chân là do cháu chơi đu ...

luat su hien ke ngan chan tinh trang phu huynh hanh hung giao vien Sở GDĐT Nghệ An: Không thể hành hung cô giáo như kiểu “xã hội đen” thế được!

Sở GDĐT tỉnh Nghệ An cho biết đã chỉ đạo Phòng GDĐT TP.Vinh phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc, ...

/ https://laodong.vn