Nếu đưa tiền từ 2 triệu đồng để người có thẩm quyền làm theo yêu cầu của mình, bạn có nguy cơ bị xử lý về tội Đưa hối lộ.
Đầu tháng 4, sau chín tháng điều tra vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018, trong số 222 thí sinh ở ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La được nâng điểm, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã trả hơn 50 người đang theo học ở các trường công an, cảnh sát về địa phương.
Với những người trực tiếp liên quan gian lận điểm thi, tính đến ngày 17/4 nhà chức trách đã xử lý hình sự 16 trường hợp là cán bộ giáo dục và công an của ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin xử lý những người mua điểm.
Có 222 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, phụ huynh có hành vi mua điểm cho con có thể bị xử lý về tội Đưa hối lộ, bởi hành vi của họ đủ dấu hiệu cấu thành tội danh này như quy định tại điều 364 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, người nào có hành vi trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào như tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác sẽ phạm tội Đưa hối lộ.
Nếu đưa 2-100 triệu đồng hoặc lợi ích phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, người đưa hối lộ bị phạt tiền 20-200 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hình phạt cao nhất tới 20 năm tù nếu của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá một tỷ đồng trở lên.
Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại điều này.
Tuy nhiên, nếu người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Luật sư Cường cho rằng, hành vi đưa hối lộ được thực hiện thông qua sự thỏa thuận, thống nhất giữa người đưa hối lộ và nhận hối lộ. "Nếu chứng minh được có hành vi đưa hối lộ, những người sửa điểm cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Nhận hối lộ, với mức hình phạt cao nhất đến chung thân, tử hình (nếu của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá một tỷ đồng trở lên)", ông Cường nói.
Gian lận thi THPT ở Sơn La: Điều tra việc phụ huynh có "mua điểm thi" hay không Lãnh đạo VKSND tỉnh Sơn La ngày 12-4 cho biết Cơ quan An ninh điều tra đang tích cực điều tra vụ gian lận thi ... |
Gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018: Nhiều cán bộ có chức vụ \'mua\' điểm cho con Tại Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình nhiều thí sinh nâng điểm đều là con em của lãnh đạo tỉnh, cán bộ ngành giáo dục. |