Cùng với việc tăng lương cơ sở, lương hưu và các khoản phụ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh. Đây là tin vui, vì việc tăng lương sẽ phần nào bù đắp được tình trạng trượt giá, nâng cao đời sống, cải thiện các mặt sinh hoạt của người dân.

Nhiều khoản trợ cấp tăng theo lương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14-5-2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1-7-2023, lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Không chỉ tiền lương của cán cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng theo mức lương cơ sở mới, mà nhiều khoản tiền trợ cấp dành cho người lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở từ ngày 1-7-2023.

luong-tang-3838-6001
Người lao động lo lương không theo kịp giá sinh hoạt

Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở. Như vậy, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của nhóm đối tượng này sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng đồng từ ngày 1-7, thay vì hiện hành là 1,49 triệu đồng.

Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được điều chỉnh khi lương cơ sở tăng. Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Như vậy, từ ngày 1-7, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng, thay vì 2,98 triệu đồng như hiện tại. Bên cạnh đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cũng được điều chỉnh tăng. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ) sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện nay là 447.000 đồng) từ ngày 1-7.

Ngoài các khoản tiền trên thì mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau; mức trợ cấp khi suy giảm khả năng lao động; trợ cấp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng… cũng được điều chỉnh theo lương cơ sở.

tang-luong-cs-1326-2027
Từ ngày 1-7 lương cơ sở, lương hưu và nhiều khoản trợ cấp được điều chỉnh

Đề xuất tăng lương hưu từ 12,5 - 20,8%

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước 2023 thì từ ngày 1-7-2023 thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức lương hưu thấp. Bộ LĐ-TB&XH cũng đã hoàn thành hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, cơ quan này đề xuất, tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7-12-2021 của Chính phủ. Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo nghị định nói trên.

 

Lý giải mức tăng này, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, do trong năm 2022, chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu mà không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho nên những người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng từ ngày 1-1-2022 cho đến trước ngày 1-7-2023 sẽ thấp hơn 7,4% so với những người nghỉ hưu trước ngày 1-1-2022 và những người nghỉ hưu từ ngày 1-7-2023 trở đi (cùng quá trình công tác, cùng hệ số lương). Nguyên nhân là do trong thời gian từ ngày 1-1-2022 đến trước ngày 1-7-2023, người lao động không được điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vì trong thời gian này mức lương cơ sở chưa được điều chỉnh nhưng cũng không được điều chỉnh mức lương hưu, trợ tính hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vì trong thời gian này mức lương cơ sở chưa được điều chỉnh nhưng cũng không được điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP. Do đó, để đảm bảo tương quan và quyền lợi của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Lo tăng lương hụt hơi trước “bão” giá

Tăng lương là tin vui, vì ít nhiều sẽ nâng cao đời sống, thu nhập, cải thiện các mặt sinh hoạt của người lao động. Phấn khởi trước việc điều chỉnh lương cơ sở, chị Nguyễn Huyền Trang (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, mỗi tháng, tổng thu nhập của vợ chồng tôi khoảng gần 20 triệu đồng, phải khéo chi tiêu mới đủ nuôi 2 con ăn học. Khi mức lương cơ sở được điều chỉnh, mỗi tháng thu nhập tăng thêm khoảng 1,5 triệu đồng, sẽ giúp chúng tôi có thêm khoản tiền để trang trải cuộc sống.

Còn theo anh Tô Hòa Bình (Đống Đa, Hà Nội), từ năm 2002 đến nay, Chính phủ đã 8 lần điều chỉnh lương tối thiểu và lần tăng lương này được đánh giá là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, mức tăng này có đủ để bù đắp chi phí cuộc sống và giúp người lao động, cán bộ, công chức yên tâm công tác lại phải đợi khi đi vào thực tiễn. Cán bộ, công chức, người lao động tại các đô thị lớn vẫn đang phải “liệu cơm gắp mắm” với đồng lương trong các quyết định chi tiêu hàng ngày. Tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn băn khoăn, sau mỗi kỳ tăng lương, giá cả sinh hoạt cũng tăng theo, thậm chí lương chưa tăng giá cả các mặt hàng tiêu dùng đã tăng trước.

Theo các chuyên gia về tiền lương, hệ lụy từ dịch bệnh Covid-19 dẫn đến 3 năm liên tiếp không tăng lương cơ sở. Chính phủ đề xuất tạm hoãn tăng lương cơ sở do ngân sách còn nhiều khó khăn và cần ưu tiên phòng chống dịch. Việc điều chỉnh lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội là cố gắng rất lớn của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói riêng, nền kinh tế thế giới nói chung còn đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để việc tăng lương thực sự ý nghĩa và đạt được mục tiêu như mong muốn, ổn định đời sống việc làm cũng như tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao thì Chính phủ cùng các cơ quan, ban ngành cần có các giải pháp khác kèm theo. Cụ thể, phải kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả, tránh giá cả “té nước theo mưa”; có chính sách hỗ trợ về giá tiền điện, nước và tiền thuê nhà cho người dân.

An Nhiên / ANTĐ