Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, sau hai năm chưa tăng, yêu cầu về tăng lương tối thiểu trở nên cấp thiết và không để “lỗi hẹn” với sự mong chờ của người lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19; xác định mức lương tối thiểu đủ sống và mức sống tối thiểu của người lao động để đề xuất phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2022.
Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Ngọ Duy Hiểu, hai năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện.
Hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hầu hết các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh các doanh nghiệp khó khăn, cũng có một bộ phận doanh nghiệp phát triển tốt, có doanh nghiệp đột phá về doanh thu, lợi nhuận” do là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.
Cũng theo Tổng Liên đoàn Lao động, người lao động đã qua hai năm chưa được tăng lương tối thiểu, đời sống khó khăn càng thêm chồng chất những khó khăn. Do đó, yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết và không để “lỗi hẹn” với sự mong chờ của người lao động.
Nhận định những tác động của tăng lương tối thiểu đến việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam, TS. Nguyễn Việt Cường – Thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, lương tối thiểu giúp tăng tiền lương bình quân của người lao động có mức lương thấp. Cần có những biện pháp để đảm bảo việc tuân thủ mức lương tối thiểu. Đặc biệt, người lao động lương thấp cần được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19.
Liên quan đến việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng, trước đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã yêu cầu các địa phương thực hiện rà soát nhằm đánh giá khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng và trả lương cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị địa phương tăng cường rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu, nhất là các đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp lại theo các nghị quyết của Quốc hội hoặc thuộc diện sắp xếp trong năm 2022.
Trong năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid-19 nên Hội đồng tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.
Do đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay vẫn áp theo theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể là: vùng 1: 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2: 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3: 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4: 3,07 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng thêm tối đa 240.000 đồng/tháng? Theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020, mức tăng lương được đề xuất là 150.000-240.000 tùy vùng. |
Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2020 thêm 5,5% Chiều nay (11/7), Hội đồng tiền lương quốc gia vừa chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5% để trình ... |