Cần 681 cán bộ, nhân viên vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vì đường sắt đô thị khác đường bộ và đường sắt quốc gia ở chỗ
Đó là lý do được ông Vũ Hồng Trường – Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết.
TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng con số 600 người vận hành tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông là quá nhiều. Ảnh: TPO
Cụ thể ông Trường nói, với hơn 680 cán bộ, nhân viên (chưa bao gồm bảo vệ, vệ sinh nhà ga) Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã sẵn sàng chạy thử tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào tháng 4 tới đây.
Giải thích về nguồn nhân lực trên, ông Trường cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chia ra 21 trung tâm và một số bộ phận khác nhau.
Cụ thể có 50 nhân viên quản lý thuộc các phòng chức năng (quản lý tàu, quản lý nhà ga, sửa chữa công trình).
Trung tâm lái tàu có 86 người, trong đó có 46 lái tàu chính trên tuyến, 13 lái tàu dồn, thử tàu.
Trung tâm kiểm tra sửa chữa thông tin tín hiệu có 62 người, đa số là công nhân bảo dưỡng và các kỹ sư. Bộ phận kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhà ga có 60 người. Trung tâm kiểm tra, sửa chữa tàu gồm 53 người phụ trách thiết bị điện, máy móc trên tàu…
Ông Trường cho rằng, yêu cầu như vậy vì đường sắt đô thị khác đường bộ và đường sắt quốc gia ở chỗ "3 trong 1". Tức là cần có đội ngũ nhân viên để vừa vận hành tàu, vừa duy tu bảo dưỡng hạ tầng và vừa làm công việc sửa chữa đầu máy toa tàu.
"Tính bình quân để vận hành 1 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần 52 người. Theo ông Trường, đường sắt đô thị trên thế giới bình quân dao động trong khoảng 45 - 65 người để vận hành 1 km đường sắt. “Dao động nhân viên như vậy vì phụ thuộc vào mức độ tự động hóa của tuyến đường sắt”, ông Trường nói.
Vị này cũng khẳng định, số lượng cán bộ, nhân viên đã được tính toán rất kỹ ngay từ giai đoạn đầu của dự án.
50 người trực 1km đường Cát Linh-Hà Đông: Tính vào giá vé?
Từng cho ý kiến về việc này, TS Nguyễn Xuân Thủy nói thẳng số lượng cán bộ, nhân viên như vậy là quá nhiều.
Ông Thủy liệt kê một số bộ phận chính cần đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ, chẳng hạn như bộ phận chính đề-pô là nơi bảo dưỡng tàu định kỳ (hàng ngày, hàng tháng, hàng năm). Ở đây phải tập trung một lượng công nhân tương đối đông. Khi tàu về sẽ phải tiến hành lau chùi, quét sạch và xem có những hỏng hóc gì về điện tử, về cơ khí hay không.
Thứ hai là người điều khiển, cũng cần khoảng 30-40 người làm theo ca, kíp theo ngày.
Thứ ba là bộ phận bảo dưỡng trên đường. Nhiệm vụ chính là xem hệ thống đường ray, hệ thống truyền tải thông tin có đảm bảo hay không. Nếu hỏng hóc hoặc gặp sự cố phải chữa ngay tại chỗ. Ngoài ra còn cần thêm những người quản lý về văn phòng nữa.
“Tôi nghĩ có thể ban đầu do chúng ta thiếu kinh nghiệm nên phải cần nhiều cán bộ vận hành tuyến đường. Ngoài ra, cũng có thể Ban quản lý dự án tính đào tạo thừa ra khoảng 100-200 người để cho dự trữ những tuyến giao thông sau này nữa. Họ có thể học hỏi lẫn nhau, tự đào tạo để điều hành tuyến tàu đó.
Nếu trên 1 tuyến sắt có 13 km mà huy động đến 600 cán bộ, nhân viên thì quá nhiều. Tuy nhiên ban đầu còn khó khăn thì sử dụng như vậy cũng có thể chấp nhận được”, ông Thủy khẳng định.
58,7 tỉ USD đường sắt cao tốc và “60 tỉ USD trong dân” Số tiền 58,71 tỉ USD cho đường sắt cao tốc Bắc Nam được Bộ GTVT đề xuất 2 phương án: toàn bộ bằng tiền đi ... |
Hiện trạng tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng Đôi tàu Hà Nội - Đồng Đăng hàng ngày khá vắng khách do tốc độ chậm, mất hơn ba giờ cho quãng đường 167 km. |