“Cho đến thời điểm hiện nay, Tòa án Tối cao đã báo cáo Bộ Tài chính và đang chờ Bộ Tài chính thẩm định và đưa ra kết quả bồi thường cuối cùng cho ông Trần Văn Thêm”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ.
Tại cuộc họp báo tổng kết công tác ngành tòa án năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 diễn ra sáng nay (31.1), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã chỉ rõ nguyên nhân ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh (người chịu án oan hơn 40 năm) chậm được nhận tiền bồi thường oan sai.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, đây là vụ án do Tòa án tối cao phát hiện ra sai phạm và đã được dừng từ lâu nhưng đến nay chưa có kết luận cuối cùng về việc bồi thường.
Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Hòa Bình, là do những quy định của Bộ Tài chính về chứng từ hoá đơn rất ngặt nghèo mà ngành tòa án không thể thực hiện được. Cụ thể, để được bồi thường phải căn cứ vào hóa đơn chứng từ chứng minh thiệt hại.
“Tôi đã gặp ông Thêm nhiều lần, ông ấy cũng nói giải oan là được rồi, bây giờ con cháu của nạn nhân coi ông này là kẻ thù, nên chỉ cần được minh oan. Đối với mức bồi thường, phải đảm bảo tinh thần là phải tuân thủ pháp luật, nhưng cũng có một thực tế là người ta không thể tích trữ bảo quản từng hoá đơn trong từng lần đi kêu cứu, nên chúng ta phải vận dụng có lợi nhất cho người ta”, ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ.
Ông Nguyễn Hòa Bình nói thêm, hiện nay, ngành đã hoàn tất hồ sơ bồi thường để Bộ Tài chính thẩm định và bồi thường một cách nhanh nhất cho ông Trần Văn Thêm.
Theo hồ sơ vụ án, đêm 23.7.1970, ông Thêm và người em họ là Nguyễn Khắc Văn đi xe đạp thồ từ huyện Yên Phụ (Bắc Ninh) đến huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc). Khi cả hai ghé vào ngủ tại một lều cắt tóc cạnh Cầu Diện (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú cũ) thì bị cướp tấn công. Hai anh em chống cự, đánh lại khiến tên cướp lao xuống sông tẩu thoát.
Khi dân làng nghe tiếng kêu cứu chạy đến thấy trên tay ông Thêm cầm chiếc cọc thồ dính máu. Ông Văn chết trên đường đi cấp cứu. Dù bị cướp đánh gây vết thương nặng trên đầu nhưng ông Thêm vẫn bị cáo buộc giết em họ để cướp của.
Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phú xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Trần Văn Thêm tử hình về hai tội Giết người và Cướp tài sản. Bất chấp việc tại phiên tòa, ông Thêm kêu oan và trình bày ông cũng là nạn nhân như những gì đã diễn ra. Một năm sau, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội bác kháng cáo kêu oan của ông và y án tử hình.
Cuối năm 1975, ông Thêm được giám thị trại giam Đức Phú gọi ra khỏi phòng biệt giam để đi thực nghiệm hiện trường. Khi ra đến hiện trường, ông mới biết là có nghi phạm khác bị bắt và khai nhận hành vi giết chết ông Văn cũng như đánh ông bị thương.
Được trả tự do sau hơn 5 năm 6 tháng 7 ngày ngồi tù oan nhưng ông Thêm vẫn phải mang thân phận bị can, đến ngày 8.8.2016 mới được Bộ Công an ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
Hơn 200 người dự buổi xin lỗi ông lão ngồi tù oan đã chết 5 năm Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang được phân công xin lỗi công khai ông Mưu Quý Sường - người bị ... |
Người mang tiếng giết vợ suốt 41 năm được minh oan Ông Mưu Quý Sường bị bắt giam suốt 11 năm vì cáo buộc giết vợ. Sau 5 năm qua đời, người đàn ông này mới ... |
Qua đời 5 năm mới được minh oan giết vợ 5 năm sau ngày qua đời, cụ ông Mưu Quý Sường đã được trao quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. |