Sau thời gian lắng dịu, vài ngày qua dư luận lại dậy sóng với câu chuyện nên công nhận mại dâm là một nghề nghiệp trong xã hội hay không? Thậm chí, chiều 5.4 mới đây, có hẳn tọa đàm với nội dung "Có nên công nhận mại dâm là một nghề?", với sự tham gia của Bộ Lao động - Thương binh, Xã hội cùng nhiều chuyện gia về công tác xã hội có uy tín.

mai dam khong cong nhan la nghe thi cung phai quan
Kama Sutra được in ấn và lưu truyền tại nhiều nước

Tại tọa đàm, ông Phạm Ngọc Dũng - Phó Trưởng Phòng Chính sách, Phòng chống mại dâm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho biết, Việt Nam đang xem mại dâm là hoạt động bất hợp pháp. Hiện cả nước có khoảng 15 ngàn người bán dâm có hồ sơ quản lý. Tuy vậy, theo Tổ chức Lao động quốc tế, Việt Nam có khoảng 100 ngàn người bán dâm, trong đó cả cả mại dâm nam, đồng tính…

Theo PGS Trịnh Hòa Bình, dù cách nào, hoạt động ấy vẫn diễn ra, vẫn xâm hại đời sống đạo đức. Như vậy, nếu quản lý tốt, định hướng, kiểm soát tốt thì chắc chắn giảm thiểu tác hại, thậm chí thu lợi từ nó.

Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ cho rằng, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, dù công nhận hay không, chỉ tập trung vào quyền con người.

Thậm chí có đại biểu còn đặt vấn đề khó hơn và gần như vô phương giải quyết như, việc công nhận bán dâm là một nghề, thì phải chọn ông tổ của nghề, giáo trình giảng dạy, người dạy…

Đôi lúc người ta lẫn lộn với mục đích với phương tiện. Trong thực tế hàng trăm năm qua, từ thời phong kiến cho đến nay, trên khắp các địa phương của đất nước vẫn tồn tại nạn mua bán dâm. Và bản thân những người làm việc này không cần sự dạy dỗ nào cả.

mai dam khong cong nhan la nghe thi cung phai quan
Kinh Hoan lạc được điêu khắc trên tường đền thờ ở nhiều nước

Vì lẽ này, trong dân gian vẫn tồn tại câu thành ngữ trong nghĩa đen – chẳng ai đi “dạy đ... vén váy”. Trong thực tế xã hội, không phải công việc nào cũng được coi là nghề nghiệp. Chẳng hạn như người bán vé số, hàng rong, lao động phổ thông… nhan nhãn khắp nơi chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu chung của xã hội.

Cũng như mại dâm, cần nhìn ở góc độ xã hội có nhu cầu hay không, hơn là nghĩ ngợi chuyện xa hơn là cần phải công nhận nó là một nghề nghiệp chính thức trong sự vận hành của xã hội.

Nhiều người âu lo về mặt đạo đức, nếu chính thức công nhận hoạt động mại dâm. Xin thưa rằng bộ kinh hoan lạc hay Tố nữ kinh (Kamasutra), nguồn gốc từ Ấn Độ đã ra đời từ hàng trăm năm trước công nguyên và được lưu truyền một cách chính thức trong nhiều gia đình ở đây. Và cũng không vì vậy mà xã hội này bị băng hoại.

Hơn hết, để bảo đảm nền luân lý xã hội không bị xâm phạm thô bạo, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt khu vực châu Á không công nhận hoạt động mại dâm, nhưng thừa nhận nó một cách gần như chính thức ở vài địa điểm được chỉ định. Bởi lẽ, dù cấm thì nó vẫn mặc nhiên tồn tại khắp nơi đấy thôi!

mai dam khong cong nhan la nghe thi cung phai quan Không hợp pháp mại dâm vẫn diễn ra thì hợp pháp hóa để làm gì?

Đó là trăn trở của nhà nghiên cứu văn hóa, GS Ngô Đức Thịnh trước đề án công nhận mại dâm là một nghề và ...

mai dam khong cong nhan la nghe thi cung phai quan Đề xuất công nhận mại dâm là nghề đặc biệt

Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng nhà nước cần thay đổi cách quản lý, thay vì phạt cho tồn tại thì lập khu riêng ...

/ https://laodong.vn