Máy bay không người lái tàng hình Ám Kiếm của Trung Quốc sở hữu các tính năng hoàn toàn mới, có thể thách thức không quân Mỹ.
Nguyên mẫu UAV Ám Kiếm trong bức ảnh trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Sina. |
Trung Quốc hôm 4/6 tiết lộ hình ảnh máy bay không người lái (UAV) tàng hình mới có biệt danh "Ám Kiếm". Giới chuyên gia cho rằng mẫu UAV này được chế tạo dựa trên khái niệm tác chiến hoàn toàn mới, có thể gây ác mộng thực sự cho các lực lượng Mỹ trên chiến trường, theo Business Insider.
Chuyên gia Justin Bronk tại Viện Quân sự Hoàng gia Anh đánh giá Ám Kiếm mang triết lý thiết kế rất khác so với UAV chiến đấu của Mỹ. Các bức ảnh chụp cho thấy nó dường như được tối ưu hóa cho việc bay hành trình siêu thanh, thay vì tập trung vào khả năng tàng hình.
"UAV tàng hình của Trung Quốc có thân dài hơn, giúp nó ổn định khi bay. Ngoài ra, Ám Kiếm có cánh đuôi đứng như tiêm kích tàng hình F-22. Đây là dấu hiệu cho thấy nó chú trọng khả năng bay hành trình siêu thanh và sở hữu tính năng giống tiêm kích", Bronk nhận định.
Dù vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế UAV, Washington sẽ phải thận trọng khi Bắc Kinh phát triển tiêm kích không người lái, một ý tưởng mà Mỹ đã từ bỏ.
Mỹ đang đẩy mạnh giải pháp trang bị UAV cho tàu sân bay, nhưng chỉ đóng vai trò tiếp dầu trên không, thiếu đi tính năng tàng hình hoặc đề cao khả năng sống sót như tiêm kích. Điều này có thể khiến hải quân Mỹ phải trả giá trước Trung Quốc trong các cuộc xung đột tiềm tàng tại Thái Bình Dương.
Mỹ đang tập trung vào UAV tiếp dầu cho tiêm kích trên hạm. Ảnh: Lockheed Martin |
"Nếu được sản xuất với số lượng lớn, những chiếc Ám Kiếm có thể chủ động hứng chịu tên lửa từ tiêm kích Mỹ, bảo vệ cho các phi đội máy bay có người lái của Trung Quốc, đó là chưa kể tới khả năng chiến đấu như tiêm kích của chúng. Điều này cho phép Trung Quốc sử dụng số lượng để áp đảo lợi thế công nghệ của đối phương", Bronk nhận định.
Trong kịch bản chiến tranh tương lai, phi công Mỹ sẽ đối đầu lực lượng UAV có tốc độ siêu thanh. Trên lý thuyết, chúng có thể cơ động tốt hơn máy bay có người lái vì không có phi công trên khoang, một trong những rào cản lớn nhất với khả năng không chiến hiện nay.
Tuy nhiên, việc công bố hình ảnh Ám Kiếm có thể chỉ là đòn gió của Trung Quốc. Sự xuất hiện của loại UAV này cho thấy Trung Quốc thực sự cân nhắc khả năng "soán ngôi" Mỹ để trở thành lực lượng không quân mạnh nhất thế giới trong tương lai.
"Chúng ta chỉ thấy được điều Trung Quốc muốn thể hiện. Có thể họ đang đầu tư vào một thứ có những tính năng chưa từng có, nhưng rõ ràng việc Trung Quốc theo đuổi công nghệ này là nhằm đối phó Mỹ", Bronk nhận định.
Duy Sơn
Nga bắn hạ hai UAV tấn công căn cứ quân sự tại Syria Phòng không Nga ngăn chặn thành công cuộc tấn công bằng UAV của phiến quân nhằm vào căn cứ không quân ở miền đông Syria. |
UAV Trung Quốc thử thành công tên lửa gần rìa không gian Bắc Kinh hoàn tất thử nghiệm UAV chiến đấu được cho là đủ khả năng hoạt động trong nhiều tuần liền ở độ cao cực ... |
Mối họa “trên trời rơi xuống” của máy bay không người lái UAV ngày càng có xu hướng trở nên thông minh hơn, an toàn hơn và rẻ hơn, nhưng cũng trở thành công cụ dễ bị ... |