Vinasun cho rằng, GrabTaxi đã vi phạm hàng loạt quy định pháp luật, không tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vi phạm “Đề án 24”, khuyến mại tràn lan, phá giá...và là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của Vinasun sụt giảm.
Sau một tháng tạm dừng xét xử, sáng nay (7/3), Tòa Kinh tế (TAND TP.HCM) mở lại phiên tòa xét xử vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là công ty CP Ánh Dương Việt Nam (công ty Ánh Dương - đơn vị sở hữu thương hiệu Taxi Vinasun) đối với bị đơn là công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (GrabTaxi).
Trước đó, trong 2 ngày 6 và 7/2, cấp tòa này đã đưa ra xét xử vụ án, nhưng sau đó tuyên bố tạm dừng phiên tòa xét xử, để các bên thu thập, bổ sung thêm các chứng cứ.
Đại diện Vinasun tại phiên tòa ngày 7/3.
Đại diện GrabTaxi tại phiên tòa ngày 7/3.
Theo nội dung vụ kiện, nguyên đơn dân sự trình bày, thời gian qua, phía GrabTaxi đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun, khiến lợi nhuận của Vinasun sụt giảm.
Phía Vinasun cho rằng, nếu GrabTaxi muốn chạy chương trình khuyến mại thì đơn vị phải đăng ký với sở Công Thương. Tuy nhiên, phía GrabTaxi không đăng ký mà triển khai các chương trình khuyến mại tràn lan, liên tục.
Để chứng minh cho việc mình kiện là đúng, phía Vinasun cung cấp cho HĐXX nhiều chứng cứ là văn bản, hình ảnh và hàng chục video... thể hiện GrabTaxi kinh doanh vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Phía Vinasun cho rằng, GrabTaxi đã trực tiếp kinh doanh, trực tiếp điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách, quyết định giá bán, điều chỉnh tăng giảm giá bán, tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng sử dụng các loại hình của GrabTaxi như GrabCar, GrabTaxi, Grab Share; thưởng điểm cho tài xế chạy nhiều chuyến nhằm chiêu mộ, thu hút lái xe; xử phạt các tài xế có hành vi vi phạm Quy chế do GrabTaxi đặt ra; kết nối với một số ngân hàng để giúp lái xe vay tới hơn 90% giá trị xe.
Theo người đại diện Vinasun, GrabTaxi khi thực hiện “Đề án 24” của bộ GTVT đã có tình đánh tráo khái niệm, ngụy biện mô hình kinh doanh. GrabTaxi chỉ có chức năng cung cấp phần mềm kết nối, nhưng trên thực tế là kinh doanh vận tải taxi. Trong vụ án này, Vinasun kiện GrabTaxi là kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không phải là kiện về cạnh tranh không lành mạnh.
Từ những hành vi trái luật của Grab, phía Vinasun cho rằng có mối quan hệ nhân quả đến Vinasun, gây thiệt hại cho nguyên đơn hơn 41 tỷ đồng về doanh thu nên Vinasun đề nghị Grab phải bồi thường một lần cho mình.
Trước yêu cầu khởi kiện của phía Vinasun, đại diện GrabTaxi khẳng định, yêu cầu khởi kiện của Vinasun là vô căn cứ, từ đó yêu cầu tòa bác bỏ các lập luận của Vinasun, đình chỉ vụ án.
Tiếp tục hoãn phiên tòa xét xử vụ taxi Vinasun kiện Grab Sau gần 1 tháng gián đoạn, TAND TP.HCM thông tin tiếp tục hoãn phiên xử sơ thẩm vụ hãng taxi Vinasun kiện Grab đòi bồi ... |
Taxi truyền thống và Uber, Grab: Thay đổi để tồn tại Câu chuyện taxi truyền thống đối đầu với Uber, Grab đang là minh chứng rõ nét nhất cho làn sóng công nghiệp 4.0 khi ở ... |
4 vấn đề tranh cãi trong vụ Vinasun kiện Grab Vinasun lập luận GrabTaxi lợi dụng Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, ... |
Grab nói gì về chuyện mở "sân chơi" ở nhiều tỉnh? Trong khi các hãng taxi và Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam không được triển khai dịch vụ trên địa bàn ... |