Ông Huỳnh Bê - Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vừa bị bắt để điều tra “bán” một “suất dạy học” những 300 triệu đồng cho giáo viên. Tất nhiên, chuyện mua bán này không chỉ có ở mỗi huyện Krông Pắk.
Như tin đã đưa, ngày 28.3, Công an huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) thi hành lệnh bắt đối với ông Huỳnh Bê - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Mây để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo như đơn tố cáo của bà Chu Thị Long ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, về việc ông Bê lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc, được tóm tắt như sau: Gia đình bà Long đang có nhu cầu xin việc cho con gái nên ông Huỳnh Bê tiếp cận, khẳng định quen biết rộng và đưa ra lời hứa hẹn sẽ xin cho con gái bà vào dạy tại một trường cao đẳng ở tỉnh Đắk Lắk với mức giá 300 triệu đồng. Bà Long đưa cho ông Huỳnh Bê 300 triệu đồng để “chạy việc”. Ông Bê có viết một “giấy nhận tiền với mục đích xin việc”.
Tuy nhiên sau hơn 1 năm, ông Bê vẫn không lo được việc và cũng không trả lại tiền cho bà Long. Và không chỉ mỗi bà Long, Công an huyện Krông Pắk còn nhận được đơn của nhiều người khác tố cáo ông Bê nhận tiền chạy việc làm, nhận tiền dưới hình thức “giấy vay tiền”, giấy nhận nợ”. Ngoài ra, ông Bê còn bị nhiều giáo viên ở trường Ngô Mây tố cáo ăn chặn tiền lương của các giáo viên hợp đồng…
Thật ra thì việc chi tiền để “mua” một “suất dạy học” là chuyện không mới trong ngành giáo dục, cũng không phải là chuyện riêng ở tỉnh Đắk Lắk có. Đây là thực trang chung của cả nước! Mới chăng là đến giờ, mới có “ông có tóc” là Huỳnh Bê bị bắt điều tra. Nên bắt ông Huỳnh Bê này thì sẽ có ông Huỳnh Bê khác, lôi ra ánh sáng đường dây này thì vẫn còn đó trong bóng tối rất nhiều đường dây khác.
Gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ, “mua” hạy “chạy” là một loại bệnh mãn tính nhưng có lây lan với tốc độ khủng khiếp trong xã hội trong gần hai thập niên trở lại đây và đang có biểu hiện lờn thuốc, thành chuyện thường ngày. Và việc xác định chỉ tiêu đào tạo của ngành sư phạm vẫn gần như tách biệt với nhu cầu nhân lực.
Ví như số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 1.2017, cả nước hiện thừa 26.700 giáo viên. Tại hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo giáo viên (tháng 5.2016), Bộ này dự kiến đến năm 2020, Việt Nam thừa trên… 70.000 cử nhân sư phạm.
Trong khi đó, theo thông báo của Bộ Giáo dục, năm 2017 các trường đào tạo giáo viên bao gồm cả trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp vẫn tuyển mới hơn… 55.600 chỉ tiêu. Cung lớn hơn cầu nên mua - bán bất chấp rồi đẩy người ta ra đường khi "có biến" là chuyện tất yếu.
Bắt ông Huỳnh Bê, suy cho cùng, cũng giống như chỉ cắt đi vài mụn nhọt trên một cơ thể bị tê liệt miễn dịch…
Đa sắc: Trải thảm đỏ hút nhân tài; kiện đòi bạc tỷ vì tốt nghiệp giỏi vẫn… thất nghiệp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa cam kết sẽ đưa ra được lộ trình cải tổ cho khu vực ... |
Sau cà chua, su hào và... giáo viên, chúng ta còn phải “giải cứu” những gì? Vụ việc 500 giáo viên (GV) ở Đắk Lắk có nguy cơ thất nghiệp đang chưa tìm ra giải pháp, thì lại xuất hiện tình ... |
Tốt nghiệm loại ưu nhưng thất nghiệp, cựu sinh viên đòi trường đại học bồi thường 1,9 tỷ đồng Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc nhưng không xin được việc, cựu sinh viên đã kiện trường cũ đòi 60.000 bảng Anh (khoảng 1,9 ... |
Giáo viên bị cắt hợp đồng lỗi do lãnh đạo huyện, hậu quả giáo viên gánh Hàng trăm gia đình, con người lỡ dở công việc, rơi vào cảnh thất nghiệp khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình ... |
Học ngành nào thì không thất nghiệp? Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, vấn đề mà phụ huynh, học sinh quan tâm nhiều đó là thông tin về cơ hội việc ... |
Vụ 500 giáo viên sắp mất việc: Thua thiệt luôn nghiêng về “phe nước mắt” Diễn biến vụ 500 giáo viên ở Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp thất nghiệp vì bị chấm dứt hợp đồng, vẫn là những hình ảnh ... |
Thầy giáo vừa mất việc trả lại 88 triệu đồng nói gì? Anh Luân cho rằng, khi anh nhặt được số tiền này, anh đã nghĩ đến cách trả lại cho người đánh rơi, chưa bao giờ ... |