Tin vui cho người tiêu dùng Thủ đô, đó là trong năm 2018 này, Hà Nội sẽ thí điểm ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc với các sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành.

muon con hon khong 43128

Kiểm tra dư lượng Nitrat soeks trong thực phẩm bằng máy.

Đây là một phần của kế hoạch hành động của Hà Nội nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Với kế hoạch này, Hà Nội còn nhắm tới việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội; giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí quản lý; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, chống thất thu cho ngân sách nhà nước; làm công cụ hữu hiệu phục vụ công tác thống kê, xây dựng chính sách quản lý, điều tiết và phân phối trên thị trường các sản phẩm minh bạch về xuất xứ nguồn gốc phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.

Đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội; nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Kế hoạch còn hướng tới mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ được tham gia, phát huy quyền giám sát, kiểm tra của mình với hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc sử dụng, chia sẻ và được cung cấp thông tin về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.

Thời gian qua, mối lo về an toàn vệ sinh thực phẩm luôn thường trực trong bữa ăn gia đình của mỗi người dân Việt Nam. Việc trên thị trường xuất hiện tràn lan các loại thực phẩm, trái cây không rõ nguồn gốc khiến cho người tiêu dùng luôn ở trạng thái hoang mang, nghi ngờ. Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành khiến cho giữa con người với con người không còn niềm tin, nhìn nhau bằng ánh mắt dò xét, dè chừng.

Hơn thế nữa, vấn nạn thực phẩm bẩn gây lũng đoạn thị trường, khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính không thể sống yên ổn khi giá của các loại thực phẩm bẩn luôn thấp hơn, từ đó gây phương hại không nhỏ cho nền kinh tế. Nhưng điều nguy hại hơn cả, đó là thực phẩm bẩn xâm lấn, tấn công đến sức khỏe, tính mạng, sự an toàn của người dân. Thật đáng quan ngại khi mỗi ngày người ta lại tiếp nhận thông tin về những căn bệnh tiềm ẩn, những cái chết thương tâm xuất phát từ thực phẩm bẩn.

Cụ thể, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng hơn 470 vụ ngộ độc thực phẩm. Khủng khiếp hơn, một con số thống kê cho hay, mỗi năm có hơn 33.000 người chết do ung thư gây ra bởi thực phẩm bẩn. Nghĩa là mỗi giờ sẽ có 3 người tử vong vì nguyên nhân này.

Chính bởi những “cơn ác mộng thực phẩm bẩn” luôn đe dọa người tiêu dùng nên việc Hà Nội công bố kế hoạch hành động ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trái cây nhận được sự đồng thuận cao của xã hội.

Lâu nay, việc người tiêu dùng mù mờ thông tin về sản phẩm, không rõ xuất xứ nguồn gốc thực phẩm ở đâu một phần là do nhà quản lý chưa có kế hoạch hành động để giúp người tiêu dùng nhận biết thông tin sản phẩm.

Phần lớn người tiêu dùng khi được hỏi đều cho rằng, họ chỉ nắm bắt được thông tin sản phẩm mà họ mua từ… chính người bán. Người bán bảo quả trứng này, con gà kia, trái cam này, mớ rau kia là thực phẩm sạch, thì người tiêu dùng biết là hàng sạch, vậy thôi. Không có một cơ sở gì để họ biết đó là thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Có lẽ cũng chính vì lý do này, mà gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở sản xuất thực phẩm sạch với những nhãn hiệu, tên tuổi gắn liền với thuật ngữ “thực phẩm ogranic”, “thực phẩm hữu cơ”… Thế nhưng, liệu tất cả những sản phẩm có dán mác “sạch” ấy có sạch thật hay không?

Từ đó, việc thí điểm đưa và sử dụng mã QR để nhận diện, truy xuất nguồn gốc thực phẩm được xem là giải pháp cho phép người tiêu dùng trực tiếp kiểm tra, thu thập đầy đủ thông tin về các loại thực phẩm mà họ đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn (sinh ra, chăn nuôi, xuất trại, giết mổ, xử lý, đóng gói và phân phối).

Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai này của Hà Nội có phần hơi muộn, song dù sao muộn vẫn còn hơn không. Rồi đây, người tiêu dùng sẽ không còn phải nơm nớp với nỗi lo vấn nạn thực phẩm bẩn thường trực. Mặt khác, các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng sẽ được yên tâm sản xuất, đưa ra những thị trường chất lượng tốt mà không lo bị hàng kém chất lượng cạnh tranh. Nền kinh tế, từ đó cũng sẽ phát triển một cách ổn định, bền vững.

Những “cơn ác mộng thực phẩm bẩn” luôn đe dọa người tiêu dùng nên việc Hà Nội công bố kế hoạch hành động ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trái cây nhận được sự đồng thuận cao của xã hội. Lâu nay, việc người tiêu dùng mù mờ thông tin về sản phẩm, không rõ xuất xứ nguồn gốc thực phẩm ở đâu một phần là do nhà quản lý chưa có kế hoạch hành động để giúp người tiêu dùng nhận biết thông tin sản phẩm. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là liệu những sản phẩm dán mác “sạch” rồi có sạch thật hay không?

muon con hon khong 43128 Muộn còn hơn không

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV vừa thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), quy định các cá nhân không ...

muon con hon khong 43128 Doanh nghiệp \'thề\' sản xuất thực phẩm sạch

58 doanh nghiệp, cá nhân đầu tiên tham gia Hội thực phẩm minh bạch đã có nghi thức tuyên thệ trong đại hội thành lập ...

muon con hon khong 43128 Kể chuyện ăn lành

Qua rồi thời ăn để no, ăn để sống, con người của xã hội hiện đại cần được ăn ngon và cao hơn nữa là ...

/ Nhật Minh/Đại Đoàn Kết