Nhiều thương hiệu Việt đang "lép vế" so với thương hiệu nước ngoài trong cuộc cạnh tranh dài hơi đòi hỏi cả tiềm lực kinh tế và sự nhẫn nại.
Mới đây, BKAV cho ra mắt điện thoại "made in Vietnam" Bphone 3. Ảnh: TTXVN |
Hàng Việt là "con ghẻ"
Mới đây, BKAV cho ra mắt điện thoại "made in Vietnam" Bphone 3. Xong khác với 2 lần ra mắt trước đó, BKAV đã ngừng hợp tác với hãng phân phối di động hàng đầu Việt Nam - Thế giới di động để chuyển sang 300 cửa hàng nhỏ lẻ trong nước.
Với doanh thu không đủ thuyết phục Thế giới di động, việc sản phẩm Việt lặng lẽ rút khỏi chuỗi phân phối hàng đầu cả nước là chuyện khiến không ít người xót xa. Không thể cạnh tranh với những thương hiệu đã quá đỗi quen thuộc với người dùng, Bphone đành chịu ngậm ngùi đứng một góc nhỏ ở chuỗi phân phối lớn.
Câu chuyện của BKAV cũng là câu chuyện của rất nhiều hàng Việt một thời vang bóng nhưng cũng dần "lép vé" trước những sản phẩm ngoại khi không được kênh phân phối ưu tiên xếp chỗ đẹp.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đăng Doanh, trong nền kinh tế thị trường, chúng ta tuân thủ nguyên tắc việc thuận mua vừa bán. Việc BKAV rút khỏi Thế giới di động là chuyện hết sức bình thường. Và Việc các chuỗi phân phối ưu tiên quảng bá sản phẩm nào là quyền của họ, bởi các doanh nghiệp kinh doanh đều phải có lãi.
Với một không gian bán hàng có hạn, hệ thống phân phối ưu tiên cho những sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích là điều dễ hiểu.
"Khi chúng ta đã hội nhập thì việc các thương hiệu, doanh nghiệp canh tranh nhau theo nguyên tắc bình đẳng. Sản phẩm nào, thương hiệu nào bán chạy hơn, có lãi hơn thì sẽ được hệ thống phân phối ưu tiên quảng bá. Sự "lép vế" của doanh nghiệp Việt Nam bắt nguồn có thể từ năng lực canh tranh, từ chất lượng sản phẩm... Điều này chúng ta cần có nghiên cứu thêm", ông Doanh nói.
Doanh nghiệp phải "tự thân vận động"
Đồng quan điểm, một chuyển gia về bán lẻ cho rằng, dù hệ thống phân phối đó đến từ đâu là Việt Nam hay Nhật Bản hay Thái Lan thì điều mà họ quan tâm là doanh số tại thị trường đó và làm sao để người tiêu dùng tín nhiệm hệ thống của họ. Nên các hệ thống phân phối sẽ tôn trọng, ưu tiên những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu lớn.
"Theo quan điểm của tôi, đây là sân chơi khá công bằng", chuyên gia này nói.
Những thương hiệu của Việt Nam đã từng một thời hoàng kim nhưng dần dần đã biến mất trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Theo vị chuyên gia này, để một thương hiệu tồn tại trên thị trường đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó có chiến lược thương hiệu của sản phẩm đó, quá trình thực hiện chiến lược thương hiệu, hệ thống sản xuất, phân phối...
"Để một thương hiệu tồn tại trên thị trường đòi hỏi sự vận hành rất đồng bộ giữa các yếu tố với nhau, từ marketing đến sản xuất đến phân phối đến tài chính và còn rất nhiều yếu tố khác. Nhiều thương hiệu của Việt Nam không có được sự đồng bộ đó dẫn đến họ sẽ bị thua thiệt trong cuộc chơi dài hơi", chuyên gia này phân tích.
Đồng thời vị chuyên gia này khẳng định, chính doanh nghiệp phải là đơn vị tự xây dựng hệ thống phân phối cho sản phẩm của mình chứ không thể chờ đợi hoặc phụ thuộc vào bất cứ ai. Tuy nhiên, thực tế hệ thống phân phối của Việt Nam hiện đang còn yếu. Để xây dựng một hệ thống phân phối mạnh thì chỉ có sức không thôi chưa đủ mà doanh nghiệp còn phải có tiền bạc, sự nhẫn nại. Nên phải là một doanh nghiệp có đủ tiền lực thì mới có thể làm được điều này.
Thương hiệu \'Vietnam\' được định giá 235 tỷ USD Giá trị thương hiệu "Vietnam" tăng 32 tỷ USD so với năm trước, theo Brand Finance. |
Đi tìm biểu tượng hội nhập của Đà Nẵng bên sông Hàn Trải qua nhiều thế kỷ, dòng sông Hàn và những công trình kiến trúc liền kề đôi bờ đã từng bước thay đổi diện mạo ... |
Thương hiệu quyết định học phí của đại học Mỹ Mức niêm yết học phí của các đại học Mỹ tỷ lệ thuận với thứ hạng trên bảng xếp hạng và top đầu đều là ... |
Doanh nghiệp SME nên kết nối hay một mình giữa thương trường? Ngoài các yếu tố như sản phẩm tốt, ý tưởng hay, nguồn vốn mạnh…, sự thành công của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào ... |