Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các nghị quyết T.Ư 6 khoá XII mới đây, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương - đã phân tích Nghị quyết số 18 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ông Phạm Minh Chính cũng đã nêu rõ về sự cồng kềnh của bộ máy so với một số nước trên thế giới.
Ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương: Vấn đề tinh giản biên chế là cần thiết nhưng còn rất gian nan. Ảnh: T.L
Theo ông Phạm Minh Chính, việc cần thiết bây giờ là phải đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Cần sáp nhập các xã ở địa phương và sáp nhập vụ, cục ở Trung ương
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương - cho rằng vấn đề tinh giản biên chế là cần thiết nhưng còn gian nan lắm, vì cái khó nhất là đụng đến con người. Bây giờ có nhiều bộ nhiều vụ, cục quá, vậy sẽ giảm ai, việc tinh giản biên chế tôi cho rằng còn khó hơn chống tham nhũng.
“Tôi cho rằng việc cần thiết nhất là cần sắp xếp lại bộ máy nhà nước ở địa phương, bằng việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp thôn, bản và cấp xã. Còn ở Trung ương thì nên sáp nhập lại các cục, vụ có công việc tương đồng, từ đó mới tinh giản được biên chế. Bây giờ trước tiên để tinh giản biên chế, phải sáp nhập bộ máy trước, sau đó mới tinh giản được vì như thế số người cũng giảm theo. Điều quan trọng trong tinh giản biên chế là phải công khai nếu không sẽ sinh ra tiêu cực, chạy chọt để được ở lại” - ông Hương nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng cho rằng việc thực hiện tinh giản biên chế Bộ Chính trị cũng ban hành Nghị quyết 39 và Trung ương 6 khóa XII cũng ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Cùng với vấn đề này, Quốc hội cũng đã thực hiện việc giám sát chuyên đề và giám sát tối cao, ban hành Nghị quyết thực hiện chuyên đề và theo tôi biết, Chính phủ cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện vấn đề này. Như vậy các công việc, bước triển khai thực hiện đã bài bản, trình tự thủ tục và những vấn đề có liên quan thì rất bài bản và đầy đủ. Có điều quá trình thực hiện như kết quả báo cáo về thực hiện Nghị quyết 39 vừa qua, tôi cho rằng việc thực hiện của các cấp, ngành, đơn vị chưa nghiêm.
Phải công khai các đánh giá nhận xét cán bộ trước khi tinh giản
Theo ông Hoàng, các bước thực hiện đã rõ, tuy nhiên ông mong rằng từng bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của người đứng đầu. Ở từng nơi đó, các cấp ủy Đảng, ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến các Ban thường vụ, Ban chấp hành, Ban cán sự Đảng đoàn phải quán triệt triệt để.
Ông Hoàng cũng rất đồng tình việc sáp nhập các xã thiếu tiêu chí, cũng như việc sáp nhập thôn, bản cũng như nên sắp xếp lại các cục, vụ ở các bộ ngành Trung ương. “Tôi cho rằng, việc sáp nhập các xã, thôn, bản là việc nên làm, nên triển khai ngay để chứng minh việc làm của mình từ các việc cụ thể, để giảm cho bằng được số lượng biên chế hiện nay, giảm chi phí rất lớn cho hành chính sự nghiệp. Việc tinh giản biên chế phải công khai, đưa ra tập thể bàn một cách công khai, minh bạch, đó là một trong những yếu tố để thoải mái tư tưởng cho công chức. Việc đánh giá một con người cần phải nhìn vào thời gian cống hiến, để đánh giá thực chất...” - ông Hoàng nói.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng: Đặt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, về cải cách bộ máy hành chính và tinh giản biên chế, theo chương trình Nghị quyết 30C của Chính phủ có 6 nội dung: Cải cách thể chế, bộ máy tổ chức, tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính.
Theo quy định hiện nay Bộ Chính trị quản lý toàn bộ tổ chức về biên chế trong hệ thống chính trị gồm cán bộ, công chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, kể là lực lượng không chuyên trách. Thực tế thời gian qua có nhiều cơ quan quản lý biên chế như Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội..., riêng Chính phủ chịu trách nhiệm giao biên chế từ Trung ương đến địa phương trong các cơ quan quản lý nhà nước. Theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị thì đặt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế.
Kết quả trong hai năm 2016-2017 chúng ta đã tiết giảm được 2,9%. Riêng thực hiện Nghị quyết 39 đã giảm được trên 32.000 người. Sắp tới thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 19, đặc biệt là những vấn đề cần làm ngay như sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong, sắp xếp tổ chức ở xã, tổ dân phố thì khả năng đạt được theo mục tiêu trong Nghị quyết rất cao. T.X
Hà Nội, TP.HCM sử dụng vượt biên chế Riêng Bộ Tài chính có 181 cục trưởng, Bộ KH&ĐT 63 người, Bộ Tư pháp là 57 người... |
Giảm bớt gánh nặng “nuôi” cán bộ nhà nước “Theo Nghị quyết 39 mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm phải giảm 140.000 - 150.000 người, thực tế ngược lại, không ... |
Có vụ có cả hàm trưởng phòng, phó phòng, có vụ 19 hàm vụ phó. Lẽ ra 2 năm phải tinh giản 140.000 người, nhưng ... |