Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép việc sử dụng huyết tương từ người nhiễm nCoV đã bình phục làm phương pháp điều trị.
"Phương pháp này có thể có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19, những lợi ích đã được biết đến và tiềm năng của nó lớn hơn những rủi ro đã biết và tiềm ẩn", Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 23/8 ra tuyên bố.
Việc phê duyệt của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) diễn ra khi Tổng thống Donald Trump phải đối mặt với áp lực lớn trong việc khống chế dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như triển vọng tái đắc cử của ông vào tháng 11.
Huyết tương được cho là chứa các kháng thể mạnh mẽ có thể giúp chống lại Covid-19 nhanh hơn và giúp bảo vệ người nhiễm khỏi bị tổn thương nghiêm trọng. FDA trước đó đã cho phép truyền huyết tương cho bệnh nhân trong một số điều kiện nhất định, như thử nghiệm lâm sàng và những người trong tình trạng rất nghiêm trọng. FDA giải thích huyết tương có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân khi được sử dụng trong ba ngày đầu nhập viện.
FDA xác định đây là cách tiếp cận an toàn sau khi phân tích 20.000 trong tổng cộng 70.000 bệnh nhân đã được điều trị theo cách này. Bệnh nhân được hưởng lợi nhiều nhất từ phương pháp là những người dưới 80 tuổi và không phải sử dụng máy thở.
Từ Nhà Trắng, ông Trump công bố việc phê duyệt này, nói rằng chiến lược điều trị có tuổi đời 100 năm là "bước đột phá lịch sử".
"Đây là một liệu pháp mạnh mẽ, truyền kháng thể rất mạnh từ máu của bệnh nhân đã hồi phục để giúp điều trị bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh truyền nhiễm. Cách điều trị này có tỷ lệ thành công đáng kinh ngạc", ông nói.
Huyết tương được cho là có chứa các kháng thể mạnh mẽ có thể giúp người nhiễm virus corona nhanh chóng bình phục hơn, không bị tổn thương nghiêm trọng vì căn bệnh do virus gây ra.
"Sản phẩm này có thể có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 và... những lợi ích đã biết và tiềm năng của sản phẩm lớn hơn những rủi ro đã biết và tiềm ẩn của sản phẩm", FDA cho biết trong một tuyên bố.
Mặc dù phương pháp điều trị này đã được áp dụng cho bệnh nhân ở Mỹ và các quốc gia khác, mức độ hiệu quả vẫn đang là đề tài tranh luận và một số người cảnh báo rằng có thể có tác dụng phụ.
"Huyết tương của người khỏi bệnh có thể có tác dụng - dù điều này vẫn cần được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng - nhưng không phải là phương pháp điều trị cho người bệnh nặng", Len Horovitz, chuyên gia về phổi tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, nói.
Ông nói việc điều trị bằng huyết tương có thể hiệu quả hơn nhiều ngay sau khi một người tiếp xúc với virus, khi cơ thể đang cố gắng vô hiệu hóa virus.
Báo Washington Post cho biết hơn 70.000 bệnh nhân nhiễm virus corona ở Mỹ đã được truyền huyết tương như vậy. Dịch bệnh đến nay đã làm ít nhất 176.000 người thiệt mạng tại nước này.
Phóng viên (t/h)
Hàn Quốc: Số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất 5 tháng qua |
Đại dịch toàn cầu: 15 giây có 1 người tử vong vì COVID-19 |
Italy lần đầu ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm nCoV sau ba tháng |