Theo tuyên bố của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Nga đã sẵn sàng giới thiệu Tor-E2 – phiên bản xuất khẩu và được sản xuất theo chuẩn NATO.

Nhà sản xuất Nga cho biết, Tor-E2 được miêu tả là có thể tích hợp vào bất cứ hệ thống phòng không nào trên thế giới, đặc biệt chúng được sản xuất để tích hợp vào hệ thống phòng không dựa trên tiêu chuẩn của NATO.

Tổ hợp này được chờ đợi sẽ đem lại nguồn thu tiềm tàng từ việc xuất khẩu cho Nga.

Tổ hợp Tor-E2 được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn hàng không vũ trụ Almaz-Antey, không những giữ lại được những đặc tính ưu việt nhất của các hệ thống tên lửa dòng Tor trước đây mà còn trở thành loại vũ khí đáng gờm hơn, có khả năng bảo vệ những phương tiện tấn công hiện đại nhất.

my chi thang muc dich nga san xuat vu khi chuan nato

Hệ thống Tor-M2.

Theo nhận định của New York Times, việc Nga sản xuất vũ khí theo chuẩn NATO mang toan tính khá rõ ràng của Moscow bởi thực tế ngày càng nhiều các thành viên trong khối quân sự này công khai muốn mua vũ khí Nga bất chấp sự ngăn cấm của Mỹ.

Căn cứ vào tài liệu có được New York Times cho biết, trong những khách hàng muốn mua vũ khí Mỹ có cả Anh, Hy Lạp, Síp... và đặc biệt ;là Thổ Nhĩ Kỳ và một số đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, nguồn tin này không nói rõ những quốc gia này muốn mua vũ khí nào từ Nga ngoại trừ trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400.

Báo Mỹ cho biết thêm, việc vũ khí Nga rộng cửa tiếp cận thị trường thành viên của NATO và đồng minh của Mỹ được cho là xuất phát từ điểm yếu của vũ khí do Mỹ sản xuất.

Hiện nay, Ấn Độ và Nga đang thảo luận về hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman tới Moscow tuần này để hoàn tất việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Giá trị hợp đồng này là 6 tỷ USD.

Thỏa thuận giữa hai chính phủ về giao hàng S-400 đã được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ vào tháng 10 năm 2016. Hồi tháng 4/2018, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin của riêng cho biết vấn đề duy nhất của thỏa thuận này là tài chính.

"Các bên đang tiếp tục đàm phán về vấn đề duy nhất này mà chưa được thống nhất này và không có gì phải nghi ngờ rằng văn kiện sẽ sớm được ký kết", nguồn tin của TASS cho biết.

Một số cơ quan truyền thông của phương tây cho rằng, nếu hợp đồng S-400 của Ấn Độ đạt được, Washington có thể sẽ đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga nhằm làm chậm tiến độ thực hiện thỏa thuận.

Giám đốc châu Á của Tập đoàn Eurasia, một công ty tư vấn về nguy cơ địa chính trị cho biết: "Tôi nghi ngờ rằng Mỹ sẽ không coi việc mua S-400 của Ấn Độ là một lý do để áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Có quá nhiều khác biệt trong quan hệ song phương. Nếu Hoa Kỳ áp dụng lệnh trừng phạt, nó sẽ làm suy giảm niềm tin mà Mỹ đã cố gắng xây dựng với Ấn Độ trong hai thập niên qua".

Hiện nay, một số công ty quân sự Nga bị Mỹ và một số nước châu Âu áp đặt trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể hạn chế xuất khẩu quân sự của Nga. Trước đó, một chiến dịch truyền thông tương tự được Hoa Kỳ khởi xướng trong một nỗ lực làm suy yếu thỏa thuận S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cánh truyền thông thân phương tây tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể hợp nhất hệ thống của Nga vào hệ thống phòng không của NATO và thậm chí còn đe doạ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ankara.

Mặc dù vậy, các nhà chức trách Ankara và Moscow đã chứng minh quyết tâm bằng việc đẩy nhanh quá trình giao hàng. Trung đoàn S-400 đầu tiên sẽ được chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10/2019.

Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực đối với Nga, đặc biệt là sau khi Tổng thống Putin tiết lộ các hệ thống vũ khí hạt nhân mới có thể vượt qua lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Nga tại Trung Đông, đánh dấu sự cân bằng quyền lực đang chuyển đổi trên toàn thế giới.

Nga đang ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, khai thác các điểm yếu của Mỹ và bán hệ thống vũ khí cho các đồng minh Mỹ. Trong khi dù Nga vẫn phải đối mặt với lệnh trừng phạt kinh tế nhưng vẫn sẽ còn mở rộng hơn trong thời gian tới.

my chi thang muc dich nga san xuat vu khi chuan nato CIA sắp biến khiên của Captain America thành vũ khí trong đời thực

Chiếc khiên bất khả chiến bại của Captain America, hay bộ giáp của Black Panther là 2 trong những công nghệ viễn tưởng của Marvel ...

my chi thang muc dich nga san xuat vu khi chuan nato Syria: Bên trong kho vũ khí lớn mới được phát hiện ở Daraa

Thời gian gần đây, khi lực lượng khủng bố đang được đẩy lùi tại Syria, nhiều kho vũ khí của lực lượng này đã được ...

/ http://baodatviet.vn