Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang cân nhắc về một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số với các nền kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Như vậy, số công ty Trung Quốc có tên trong danh sách đen này tăng lên 59 công ty. Các nhà đầu tư Mỹ bị cấm đầu tư vào những công ty có tên trong danh sách. Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp tương tự đối với 31 công ty Trung Quốc Sắc lệnh có hiệu lực chỉ vài ngày trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống.

Tuy nhiên, sau nhiều vấn đề pháp lý khiến lệnh cấm chưa áp dụng triệt để, chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã rà soát lại danh sách đen nói trên, loại một số công ty đồng thời bổ sung một số công ty khác và chốt danh sách gồm 59 công ty Trung Quốc mà công dân Mỹ không được đầu tư.

Mỹ gây sức ép thương mại với Trung Quốc
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong số các công ty bị trừng phạt có nhiều công ty lớn trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ và xây dựng của Trung Quốc như Tập đoàn công nghệ Huawei, Công ty Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), các công ty China Mobile, China Telecom, Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Công ty Công nghệ kỹ thuật số Hangzhou Hikvision, Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc... Lệnh cấm đầu tư có hiệu lực từ ngày 2/8 và các cổ đông hiện tại có thời hạn 1 năm để rút đầu tư.

Trong phản ứng đầu tiên, Bộ Thương mại Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Mỹ là "sự đàn áp vô lý" đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, gây nên "sự phá hủy nghiêm trọng" với các quy tắc thương mại và kinh tế toàn cầu.

"Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo phù hợp các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đất nước chúng tôi", thông báo của Bộ này cho hay. Hồi tháng 6, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã thông qua luật chống trừng phạt mới, cung cấp nền tảng pháp lý để tiến hành các biện pháp đáp trả trước các cá nhân, gia đình và tổ chức chịu trách nhiệm tiến hành các lệnh trừng phạt nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, luật này mang ý nghĩa răn đe hơn là một cơ chế thực sự mà Trung Quốc sẽ sử dụng để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ.

"Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không phản ứng theo kiểu ăn miếng trả miếng bởi Trung Quốc không muốn sự chia tách xảy ra", ông Yu Wanli, một chuyên gia về mối quan hệ Mỹ - Trung cho hay. "Vấn đề là hiện nay, nhiều công ty công nghệ Trung Quốc vẫn phụ thuộc lớn vào Mỹ, vì thế, biện pháp đáp trả ăn miếng trả miếng có lẽ sẽ gây ra một số tác động tiêu cực".

Trong khi đó, ông Shi Yinhong - một cố vấn Hội đồng Nhà nước Trung Quốc và là giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin nhận định, các biện pháp trừng phạt bổ sung sẽ tạo khó khăn đáng kể cho các công ty Trung Quốc về ngắn và trung hạn nhưng chúng cũng "buộc Trung Quốc phải thúc đẩy các sáng kiến công nghệ và tự điều chỉnh tốt hơn để phù hợp với luật pháp và các hoạt động quốc tế".

Về phần mình, ông Andy Mok, một học giả cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa cũng đồng quan điểm khi cho rằng sẽ ngày càng có nhiều lệnh trừng phạt hơn từ phía Washington song Bắc Kinh sẽ cân nhắc trong việc đáp trả.

Trung Quốc cũng cáo buộc các lệnh trừng phạt của Mỹ nằm trong nỗ lực kiềm chế sự phát triển công nghệ và quyền lực gia tăng của Trung Quốc. "Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới nhắm vào các công ty cụ thể liên quan đến sự chia tách về mặt công nghệ", ông Shi Yinhong đánh giá. Nhà phân tích này cũng cho biết: "Số lượng các công ty Trung Quốc hứng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ từ cuối thời chính quyền cựu Tổng thống Trump cho tới nay đã ở mức khá cao".

Mặc dù Tổng thống Joe Biden không đẩy mạnh chiến lược đối phó với Trung Quốc trên các mặt báo hay phương tiện truyền thông như người tiền nhiệm nhưng ông vẫn tiếp nối lập trường cứng rắn của ông Donald Trump, hiện đang nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ.

Hồi tháng 4/2021, Mỹ đưa 7 thực thể siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách các thực thể "tiến hành những hoạt động đi ngược với những lợi ích đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ". "Mỹ chắc chắn sẽ thêm nhiều công ty Trung Quốc hơn vào danh sách trừng phạt tương tự như những gì đang làm hiện nay", ông Shi Yinhong cho hay.

Về phía các công ty Trung Quốc, trong một thông báo đưa ra ngày 12/7, Beijing Kyland Technology - công ty mẹ của công ty Armyfly cho biết, đã chuẩn bị trước cho các lệnh trừng phạt có thể xảy ra và sẽ tiếp tục làm việc để tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Những tác động từ các biện pháp trừng phạt trên vẫn ở tình trạng "có thể xoay xở được", bởi công ty này vẫn được phép xuất khẩu sang Mỹ.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu các thành phần từ Mỹ sẽ cần giấy phép đặc biệt từ chính phủ Mỹ. Trong khi đó, công ty công nghệ Wuhan Raycus Fiber Laser Technologies cho biết, các biện pháp trừng phạt "không có bất kỳ tác động nào" với doanh nghiệp này bởi những thiết bị và vật liệu cốt lõi hầu hết đều là tự sản xuất và công ty này đã xây dựng được một chuỗi cung ứng chủ yếu là các nhà sản xuất nội địa.
Biden đề cử vị trí quan trọng trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc Biden đề cử vị trí quan trọng trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc

Tổng thống Biden đề cử cựu quan chức Lầu Năm Góc Alan Estevez vào vị trí Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phụ trách công ...

/ cand.com.vn