Phòng Thương mại Mỹ lo nước này bị ra rìa sau khi 15 nước châu Á - Thái Bình Dương ký hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới RCEP.

Phòng Thương mại Mỹ hôm 16/11 hoan nghênh các lợi ích tự do hóa thương mại của Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), nói rằng các nhà xuất khẩu, công nhân và nông dân Mỹ cần tiếp cận nhiều hơn với các thị trường châu Á.

RCEP được ký kết tại Hà Nội hôm 15/11 giữa 10 nước thành viên ASEAN và 5 đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP khi được thực thi, sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

3639 14
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngồi cạnh Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khi màn hình cho thấy Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Chung Sơn đang ký RCEP cạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm 15/11. Ảnh: Reuters.

Đây cũng là hiệp định đầu tiên có sự tham gia của các cường quốc châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đặt mục tiêu giảm dần thuế quan trên nhiều lĩnh vực trong những năm tới.

Mỹ không góp mặt cả trong RCEP và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới bị loại khỏi hai nhóm thương mại trải dài khắp khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Myron Brilliant, phó chủ tịch điều hành Phòng Thương mại Mỹ, cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyển sang đối đầu với các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, khiến cơ hội cho các nhà xuất khẩu Mỹ bị hạn chế ở các khu vực khác của châu Á.

Đầu năm 2017, Trump cũng rút Mỹ khỏi TPP mà người tiền nhiệm Barack Obama đã đàm phán như một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á. Theo Brilliant, Trump không ký kết bất kỳ thỏa thuận thương mại toàn diện mới nào ở châu Á kể từ đó.

"Chúng tôi không khuyến nghị Mỹ tham gia RCEP, nhưng Mỹ nên áp dụng nỗ lực chiến lược hướng tới tương lai để duy trì sự hiện diện kinh tế vững chắc của Mỹ trong khu vực. Nếu không, chúng ta có nguy cơ đứng ngoài nhìn một trong những động cơ tăng trưởng chính của thế giới không có chúng ta", Brilliant cho hay.

Brilliant lưu ý xuất khẩu của Mỹ sang thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng đều đặn trong những thập kỷ gần đây, nhưng thị phần của các công ty Mỹ bị giảm. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường châu Á - Thái Bình Dương, trích dẫn các dự báo cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình trên 5% vào năm 2021 và sự gia tăng nhanh chóng trong tầng lớp trung lưu.

Theo ông, các hiệp định thương mại gần đây của Mỹ đã bao gồm các quy tắc mạnh mẽ hơn, có thể thực thi được về các vấn đề như thương mại kỹ thuật số, hàng rào phi thuế quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Huyền Lê (Theo Reuters)

Việt Nam cam kết gì trong RCEP? Việt Nam cam kết gì trong RCEP?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đạt được mức độ cam kết hài hòa trong RCEP, có cao hơn các FTA ASEAN ...

Hiệp định RCEP ý nghĩa gì với Việt Nam Hiệp định RCEP ý nghĩa gì với Việt Nam

Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, ...

15 nước ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực 15 nước ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối ...

/ vnexpress.net