Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 3-7 tuyên bố sẽ điều tra vụ việc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm trên biển Ðông vào cuối tuần rồi.
"Chúng tôi không nắm thông tin ban đầu về vụ phóng tên lửa này. Chúng tôi sẽ điều tra riêng và sẽ ra quyết định sau" - ông Lorenzana khẳng định với kênh ABS-CBN News.
Trước đó, vào ngày 2-7, Lầu Năm Góc cũng đã bày tỏ quan ngại về vụ thử nghiệm nói trên, đồng thời khẳng định "đây rõ ràng là một hành động dọa nạt những quốc gia khác tuyên bố chủ quyền trên biển Đông". "Hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại cam kết của họ về việc xúc tiến hòa bình trong khu vực" - phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dave Eastburn nhấn mạnh.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan (trái) hoạt động cùng tàu sân bay trực thăng Nhật Bản JS Izumo trên biển Đông hôm 11-6. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, liên minh Mỹ - Nhật Bản - Úc đang nỗ lực chống lại sức ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đối với các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, như Palau và Fiji. Nam Thái Bình Dương đến nay vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với Mỹ - Nhật Bản - Úc. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một gia tăng, một cuộc chiến ngoại giao đang bắt đầu hình thành trong khu vực - theo Tạp chí Nikkei Asian Review.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hồi tháng 3 đã gặp gỡ Tổng thống Palau Thomas Remengesau Jr và tuyên bố hỗ trợ kinh tế cho quốc đảo này nhằm thiết lập "một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do". Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21-5 cũng đã tiếp đón các lãnh đạo của Palau, Cộng hòa Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia tại Nhà Trắng để bàn về tự do hàng hải ở Thái Bình Dương.
Mỹ - Philippines phô diễn khí tài trong tập trận chung lớn nhất năm Xe thiết giáp, máy bay chiến đấu cùng binh sĩ Mỹ và Philippines dội bão lửa vào mục tiêu giả định trong ngày kết thúc ... |
Mỹ - Philippines diễn tập hải quân chung trên Biển Đông Mỹ và Philippines điều nhiều tàu chiến tham gia diễn tập phòng không và cứu nạn trên biển. |
C.Lực