Mỹ sợ tình báo Nga, tin tặc Nga tấn công an ninh mạng, lệnh cơ quan chính phủ gỡ bỏ phần mềm bảo mật của Kaspersky Lab...
Nhóm tin tặc 1937cn tiếp tục tấn công vào nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam |
Dữ liệu hàng ngàn quân nhân và nhân viên tình báo Mỹ bị rò rỉ |
Lỗi bảo mật khiến nhiều tài khoản Instagram nổi tiếng bị hack |
Theo The Guardian, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) nghi ngờ Kaspersky Lab - công ty sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật của Nga - có liên quan đến tình báo Moscow.
Cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo các phần mềm của Kaspersky có thể được sử dụng để phá hoại an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, và cho rằng, đây là một trong những lý do khiến hãng này chuyển giao phần mềm của họ cho các cơ quan nước này.
Theo đó, Ngày 13/9, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các cơ quan chính phủ nước này phải nhanh chóng tiến hành gỡ bỏ các sản phẩm, phần mềm của công ty Nga ra khỏi mạng lưới máy tính, internet.
Mỹ cấm dùng phần mềm bảo mật của công ty Nga |
DHS đã đưa ra chỉ thị cho các cơ quan liên bang, yêu cầu họ xác định các sản phẩm của Kaspersky có trên hệ thống thông tin của họ trong vòng 30 ngày.
Và trong thời hạn 90 ngày, các cơ quan chính phủ Mỹ phải thực hiện xong việc ngưng sử dụng những sản phẩm của Kaspersky.
Theo Reuters, lệnh này chỉ áp dụng cho các cơ quan chính phủ dân sự chứ không phải Lầu Năm Góc, nhưng các nhà lãnh đạo tình báo Hoa Kỳ cảnh báo rằng, không được cho phép sản phẩm của Kaspersky có trên các mạng lưới quân sự nước này.
Động thái trên diễn ra trước thềm thượng viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu và sau hàng loạt cáo buộc của truyền thông Mỹ cũng như tình báo Hoa Kỳ, cho rằng tin tặc Nga đã tấn công vào hệ thống Uỷ ban Quốc gia Dân chủ và hệ thống của các tổ chức chính trị khác, tiết lộ thông tin bất lợi, gây tổn hại.
Cách đây 2 tháng, Cơ quan Dịch vụ Công Hoa Kỳ (GSA) - đơn vị chịu trách nhiệm việc mua trang thiết bị cho chính phủ Mỹ - cũng đã loại Kaspersky ra khỏi danh sách nhà cung ứng mà các cơ quan chính phủ nước này có thể mua hàng.
Lý do GSA đưa ra cũng là vì cho rằng, những lỗ hổng trong chương trình của Kaspersky có thể giúp điện Kremlin truy cập được vào hệ thống bảo mật của công ty.
Trở lại với chỉ thị của DHS, trong một tuyên bố kèm theo, cơ quan này cho biết sẽ cho Kaspersky cơ hội nộp một bản phản hồi bằng văn bản để giải quyết các cáo buộc trên.
Kaspersky Lab phủ nhận các cáo buộc của cơ quan tình báo Mỹ |
Phía Kaspersky đã nhanh chóng lên tiếng. Công ty này hoàn toàn bác bỏ những buộc tội trên từ cơ quan tình báo Mỹ, khẳng định không có bất kỳ hoạt động liên quan, cấu kết với tình báo nước nào.
Kaspersky cho rằng, những quan chức Mỹ đang hiểu nhầm về luật chia sẻ dữ liệu của Nga. Và công ty này cảm thấy thất vọng trước những quyết định trên từ phía các cơ quan Mỹ, vì các cáo buộc trên đều là vô căn cứ. Bộ An ninh Nội địa Mỹ không hề đưa ra được bằng chứng xác thực nào.
Trước đó, Kaspersky cũng đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến các hoạt động gián điệp mạng.
Đại diện Kaspersky khẳng định mình là một công ty tư nhân và không có quan hệ chính trị với bất kì quốc gia nào, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ hỗ trợ bất kỳ chính phủ nào thực hiện hoạt động gián điệp mạng.
http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/my-cam-dung-phan-mem-bao-mat-cua-cong-ty-nga-3343077/