Trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc, Iran và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna (Áo) từ 6/4.

"Iran và Mỹ sẽ ở cùng một thị trấn tại Vienna (Áo), nhưng không họp trực tiếp", Reuters dẫn nguồn tin quan chức ngoại giao châu Âu cho biết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price thông tin, các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức theo các nhóm làm việc dưới sự điều phối của EU với các bên tham gia còn lại, bao gồm cả Iran.

“Chúng tôi không dự đoán một bước đột phá ngay lập tức vì các cuộc thảo luận phía trước sẽ rất khó khăn. Nhưng chúng tôi tin rằng đây là bước tiến tích cực”, ông Ned Price nói, đồng thời cho biết thêm rằng Washington vẫn để ngỏ các cuộc đàm phán trực tiếp với Tehran.

Mỹ tái đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Iran tại Áo - 1
Mỹ tái đàm phán thoả thuận hạt nhân với Iran tại Áo. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, Mỹ coi các cuộc đàm phán gián tiếp mang tính xây dựng, cơ hội để các bên nêu rõ về quan điểm ngoại giao. Theo người phát ngôn Nhà Trắng, Mỹ không mong đợi các cuộc đàm phán trực tiếp với Iran sẽ diễn ra, song nhấn mạnh cơ hội vẫn để ngỏ đối với Tehran.

Giới chức EU cho biết, nội dung đàm phán sẽ tập trung vào việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt Mỹ đối với Iran, trong hi Tehran có nghĩa vụ phi hạt nhân hoá. “Chúng tôi đang tiếp cận điều này và mọi việc có thể đạt được trong vòng chưa đầy hai tháng”, Reuters dẫn nguồn quan chức EU cho hay.

Iran, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức và Anh - tất cả các bên tham gia thỏa thuận năm 2015, đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tuyến hôm 2/4 để đánh giá về vấn đề hạt nhân của Tehran.

“Mục tiêu là sớm gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Iran thực thi các cam kết hạt nhân. Không có cuộc gặp giữa quan chức Iran và Mỹ. Điều này không cần thiết”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết trên Twitter.

Theo Reuters, các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran sẽ diễn ra trong nhiều vòng đàm phán, trong đó vòng đàm phán đầu tiên có thể kéo dài vài ngày.

Theo thỏa thuận năm 2015, các lệnh trừng phạt kinh tế của Washington và các nước khác đối với Tehran đã được gỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế chương trình hạt nhân.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran vào năm 2018 và áp đặt lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden muốn khôi phục thỏa thuận, song hiện cả Washington và Tehran đang có các khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề.

KÔNG ANH (Nguồn: Reuters)

Mỹ - Nhật - Hàn gây áp lực với Triều Tiên, yêu cầu từ bỏ chương trình hạt nhân Mỹ - Nhật - Hàn gây áp lực với Triều Tiên, yêu cầu từ bỏ chương trình hạt nhân
Tweet nghi làm lộ mã phóng vũ khí hạt nhân của Mỹ là "tác phẩm" của một đứa trẻ Tweet nghi làm lộ mã phóng vũ khí hạt nhân của Mỹ là "tác phẩm" của một đứa trẻ
Bộ tư lệnh Mỹ đăng dòng tweet bị nghi là mã hạt nhân Bộ tư lệnh Mỹ đăng dòng tweet bị nghi là mã hạt nhân

/ vtc.vn