Tạp chí Time vừa công bố 100 bức ảnh được cho là ấn tượng nhất trong năm 2017.
Ngày 23-5, nhiếp ảnh gia Phil Hatcher-Moore nhìn thấy cậu bé người Sudan Naneyan Lokopir, 13 tuổi, nằm trên sàn của một trung tâm điều trị bệnh tả. Cùng ngày tại Anh, nhiếp ảnh gia Andrew Testa im lặng đứng nhìn một người đàn ông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đánh bom sân vận động Manchester Arena.
Ngày 21-8, cô Meridith Kohut chứng kiến cảnh tượng những đứa trẻ vây quanh chiếc quan tài nhỏ xíu của người em họ 17 tháng tuổi qua đời vì suy dinh dưỡng tại Venezuela. Cùng ngày, anh Jim Urquhart lại có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh nhật thực từ độ cao 12.000 m trên Thái Bình Dương.
Đêm 1-10, nhiếp ảnh gia David Becker đang có mặt tại lễ hội âm nhạc đồng quê tại Las Vegas - Mỹ thì một tràng tiếng súng bất ngờ vang lên.
Những hình ảnh trên là 5 trong số những khoảnh khắc nổi bật của năm 2017, một năm tràn ngập những thảm họa môi trường, các cuộc bầu cử phân cực, khủng hoảng nhân đạo, xả súng hàng loạt và các giải thưởng. Dù không hề liên quan đến nhau nhưng nếu quan sát kỹ, những bức ảnh lại phần nào đem đến một cảm giác tương đồng.
Nó hiện hữu trong cách chúng ta đau buồn và ôm lấy nhau, cách chúng ta nhảy múa, bỏ chạy và bật khóc, cách chúng ta thể hiện niềm vui hay sự sợ hãi. Mỗi bức ảnh đều đại diện cho một khoảnh khắc không thể bị sao chép. Đặt những bức ảnh lại với nhau và chúng sẽ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta giống nhau nhiều hơn là khác biệt.
Những đứa trẻ vây quanh chiếc quan tài của người em họ 17 tháng tuổi qua đời vì suy dinh dưỡng tại Venezuela. Ảnh: Meridith Kohut
Một thi thể nằm vắt vẻo trên ghế ở TP Mosul - Iraq. Ảnh: Lorenzo Meloni
Vợ chồng Tổng thống Donald Trump chụp ảnh cùng vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama trước khi nhà Obama rời khỏi điện Capitol ngày 20-1. Ảnh: Dina Litovsky
Một con gấu Bắc cực di chuyển một cách khó khăn trên đảo Somerset. Ảnh: Cristina Mittermeier
Hai đứa trẻ an ủi lẫn nhau sau khi nhà của chúng bị phá hủy trong trận chiến giữa quân Iraq và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Felipe Dana
Một người đàn ông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đánh bom Manchester Arena. Ảnh: Phil Hatcher-Moore
Một phụ nữ Rohingya hôn vĩnh biệt con trai sơ sinh bị chết đuối khi vượt biển từ Myanmar đến Bangladesh. Ảnh: Dar Yasin
Một cậu bé 11 tuổi người Syria làm việc tại nhà máy dệt ở Thổ Nhĩ Kỳ với tiền lương 150 USD/tháng. Ảnh: Alessandro Penso
Các du khách Trung Quốc chen chúc tại hồ nước của một khu nghỉ dưỡng. Ảnh: Lola Levan
Một cậu bé người Sudan nằm trên đất ở trung tâm điều trị bệnh tả. Ảnh: Phil Hatcher-Moore
Một số người bị xe đâm trong cuộc biểu tình chống lại chủ nghĩa da trắng thượng đẳng tại TP Charlottesville, bang Virginia - Mỹ ngày 12-8. Ảnh: Ryan M. Kelly
Một người đàn ông Puerto Rico ở khu nhà bị bão Maria tàn phá vào ngày 28-9. Ảnh: Andres Kudacki
Một con bò tót lao vào sàn đấu tại TP Pamplona, Tây Ban Nha. Ảnh: Jesus Diges
Cuộc diễu hành ủng hộ cộng đồng LGBT tại TP New York ngày 25-6. Ảnh: Hilary Swift
Một người đàn ông da màu bị người da trắng tấn công trong cuộc tuần hành của những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng tại TP Charlottesville. Ảnh: Zach D Roberts
Tảng băng đầu tiên của mùa xuân xuất hiện gần đảo Newfoundland - Canada vào ngày 16-4. Ảnh: Greg Locke
Một người mẹ và con gái làm lễ cúng tổ tiên gần biên giới Triều Tiên ở TP Paju - Hàn Quốc. Ảnh: Jeon Heon-Kyu
Người phụ nữ bị thương trong vụ nổ súng trên cầu Westminster, thủ đô London - Anh ngày 22-3. Ảnh: Toby Melville
Quân đội Iraq chăm sóc một đứa trẻ tại TP Mosul. Ảnh: Ivor Prickett
Cảnh nhật thực từ độ cao 12.000 m. Ảnh: Jim Urquhart
Một người phụ nữ bế đứa trẻ đang lả đi trên đường chạy khỏi Mosul - Iraq. Ảnh: Times
Một bữa tiệc dã ngoại tổ chức vắt ngang biên giới Mỹ - Mexico. Ảnh: JR-art.net
Anh Abu Malek, một nạn nhân sống sót trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học năm 2013, chống nạng trên con đường hoang vắng ở Ain Tarma - Syria. Ảnh: Reuters
Vũ khí Triều Tiên: Từ trò đùa thành nỗi sợ hãi Không nhiều người nghĩ rằng các chương trình vũ khí của Triều Tiên lại tiến triển mạnh như thế trong năm 2017. Thế năm 2018 ... |
Những người anh hùng thầm lặng của năm 2017 Người vô gia cư cầm máu cho nạn nhân khủng bố, người mẹ lấy thân mình che cho con giữa làn đạn hay cựu binh ... |